708. Giải quyết nợ xấu: Bảo vệ quyền lợi của “chủ nợ” thay vì “con nợ”

(LĐ) – Mới đây, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo “Giảm trừ và giải quyết nợ xấu 2015 dưới góc nhìn pháp lý”. Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa

Theo luật sư Trương Thanh Đức, vướng mắc lớn nhất chính là sự cản trở pháp lý. Đặc biệt, việc xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do liên quan đến rất nhiều quy định, thủ tục… Thậm chí, nhiều vụ việc được khởi kiện ra tòa, nhưng do sự trây ỳ, không hợp tác của người vay nợ trong khi pháp luật thường nghiêng về bảo vệ quyền lợi của người vay nợ thay vì bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nên vụ việc kéo dài nhiều năm mà không thể giải quyết dứt điểm. Điều đó phần nào làm cho nợ xấu tích tụ và để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Theo TS.Vũ Đình Ánh, muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của riêng ngành ngân hàng mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức đơn vị có liên quan, từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục đến thực thi pháp luật liên quan đến tín dụng ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp. TS Ánh cho rằng NHNN nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các bộ ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng để chỉnh sửa các quy định có liên quan từ Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đến các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp, góp phần giải quyết dứt điểm nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người vay nợ.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng “đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của “chủ nợ” thay vì “con nợ”, tức là bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý”.

LAN HƯƠNG

——————————

Lao động (Tiền tệ & Đầu tư) 15-6-2015:

http://laodong.com.vn/ngan-hang/giai-quyet-no-xau-bao-ve-quyen-loi-cua-chu-no-thay-vi-con-no-341810.bld

(240/514)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,447