73. Một số ý kiến tham gia.

(ANVI) – Dự thảo 2- Quy chế Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của NHNN.

  • Đúng với Luật này, nhưng sai so với Luật khác;
  • Đúng Luật nhưng trái Pháp lênh hoặc Nghị định, Quyết đinh, chỉ thị của Thủ tướng;
  • Đúng với Nghị định này nhưng trái với Nghị định kia
  1. Dự thảo đã quy định cụ thể trường hợp Thống đốc hoặc Phó Thống đốc xử lý công việc. Tuy nhiên, một số chỗ không đáp ứng đúng thực tế:
  • Chẳng hạn, khoản 2, Điều 13 quy định: “Báo cáo nhanh Phó Thống đốc phụ trách lĩnh vực có văn bản được kiểm tra…” hoặc khoản 2, Điều 15 quy định: “… trình Phó Thống đốc…”. Như vậy, nếu trường hợp lĩnh vực có văn bản do Thống đốc trực tiếp phụ trách, thì quy định này lại không hợp lý.
  • Ngược lại, khoản 3, Điều 13 quy định: “Thống đốc quyết định việc xử lý văn bản trên cơ sở…” và “…trao đổi với các Phó Thống đốc…”. Quy định như vậy, thì Phó Thống đốc sẽ không được phép xử lý văn bản, trong khi hoàn toàn có thể xử lý trong các trường hợp thông thường.
  1. Dự thảo quy định tại đoạn đầu của Điều 13: Trường hợp văn bản “phải đình chỉ thi hành ngay để ngăn chặn kịp thời và khắc phục hậu quả…” nhưng tại điểm a, khoản 1, Điều 15 vẫn nói đến việc đăng Công báo theo thủ tục thông thường thì lại chỉ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
  2. Về phiếu kiểm tra văn bản:
  • Cột “Nội dung sai trái” cần bổ sung “Không còn phù hợp”;
  • Cột “ý kiến người kiểm tra” và “Kiến nghị xử lý” có phần trùng lặp.
  1. Về kỹ thuật soạn thảo:
  • Cần bỏ các kết cấu chương trong Dự thảo. Hiện nay để 3 chương không có ý nghĩa gì trong việc phân chia, chẳng hạn chuyển các điều ở chương “Quy định chung“ sang chương “Những quy định cụ thể“ và ngược lại đều được (NHNN luôn ban hành kết cấu kiểu này, với quy định chung thì có “những” còn quy định cụ thể thì lại không?). Nếu để thì ít nhất phải 4 chương, trong đó chương “Quy định cụ thể” phải được phần ra ít nhất thành 2 chương, đề cập đến những mảng vấn đề lớn.
  • Cần bỏ các dòng dẫn dắt không thuộc kết cấu của khoản, điểm, đoạn như: “Nội dung kiểm tra văn bản bao gồm” tại Điều 4; “Đối với những văn bản Vụ Pháp chế….” tại Điều 13; “Các đơn vị thuộc NHNN có trách nhiệm…” tại Điều 20.
  • Có một số đoạn cần phải được đánh thành khoản, điểm riêng như đoạn cuối của Điều 13; đoạn liền sau điểm d, khoản 1, Điều 21.
  • Điểm e, khoản 1, Điều 21 quy định Vụ Pháp chế “phối hợp với Bộ Tư pháp” cần sửa lại là phối hợp các Vụ, cục của Bộ Tư pháp..

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,561