737. Ngân hàng và câu chuyện “con voi vẫn chui lọt lỗ kim”

(CFF) – Những chuyện bất thường trong hệ thống ngân hàng vừa qua ví như “con voi chui lọt mũi kim” là minh chứng cho thấy mô hình quản trị ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn quá lỏng lẻo.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Chưa bao giờ người ta thấy, nhiều lãnh đạo và nhân viên ngân hàng bị khởi tố, bắt giam như trong 3 năm trở lại đây. Sai phạm từ các lãnh đạo cao cấp nhất của ngân hàng như Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc cho đến nhân viên tín dụng, thủ quỹ…

Cũng chưa bao giờ, người ta nghĩ Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng làm thế nào có thể qua mặt Ban kiểm soát rút hơn 18 nghìn tỷ đồng của ngân hàng chi tiêu cá nhân.

Và cũng chưa bao giờ, ai đó có thể tưởng tượng nợ xấu của một ngân hàng có thể lên đến hơn 45%, tương đương việc cứ cho vay 2 đồng thì có gần 1 đồng nợ xấu…

Hẳn là nhiều điều bất thường!

Voi vẫn chui lọt lỗ kim

Những chuyện ví như “con voi chui lọt mũi kim” này chứng tỏ rằng mô hình quản trị ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn quá lỏng lẻo, và luât vẫn còn những kẽ hở để bị lách.

Trao đổi mới đây của Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC, Giám đốc Công ty Luật ANVI với bạn nghe đài cho biết “Hiện luật pháp cũng như trên thực tế chưa tìm ra mô hình bài bản, đảm bảo sự chặt chẽ cho hệ thống ngân hàng”.

Số lượng các ngân hàng tăng nóng thời gian trước, các tập đoàn, công ty đầu tư ngoài ngành, chung vốn thành lập ngân hàng khiến nhiều người nghi ngờ các ngân hàng đầu tư cho sân sau. Từ đó, xuất hiện bùng nhùng khối sở hữu chéo, tăng trưởng tín dụng quá nóng và nợ xấu khó đòi.

Ông Đức chỉ ra “Đã từng có thời điểm tín dụng tăng trưởng 50% toàn ngành, thậm chí có ngân hàng tăng trưởng 100%/năm cộng với sức ép tăng vốn, huy động vốn, tăng dư nợ đi kèm lợi nhuận đã dẫn đến việc cho vay ồ ạt, dễ dãi bỏ qua nhiều nguyên tắc”.

Ông dẫn chứng, quy định cho vay không cần tài sản đảm bảo, hoặc cần một số rất ít khi xảy ra rủi ro dẫn đến không có nguồn thu để khắc phục. Một thời gian dài, không hạn chế cho vay chứng khoán, bất động sản đến khi đổ vỡ dẫn đến hậu quả rất lớn đến ngành ngân hàng; không hạn chế mua trái phiếu doanh nghiệp; không quy định để ngăn cản hạn chế việc lách luật bằng chuyện đặt cọc thanh toán trước tiền thuê nhà, mua hàng hàng ngàn tỷ đồng, mua bán tài sản trong thời hạn nhất định sau đó bán lại, về hình thức là mua bán có kỳ hạn nhưng thực chất như khoản cho vay…

Chưa thấy lãnh đạo nước ngoài bị bắt

Một thực tế khác cho thấy, tại Việt Nam có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động nhưng chưa thấy những lãnh đạo của nước ngoài bị sai phạm.

Theo LS. Trương Thanh Đức, sự khác biệt ở đây nằm ở trình độ, ngân hàng nước ngoài có trình độ đi trước. Ông chỉ ra, lợi thế của ngân hàng nước ngoài, họ không có vướng mắc về sở hữu chéo, không có việc tăng vốn ảo, nhập nhèm. Ngoài ra, khách hàng của họ tốt, thay vì khách hàng của chúng ta yếu kém, nợ dưới chuẩn. Hơn nữa, trong môi trường của họ rất bài bản, được giám sát chặt chẽ và ý thức tốt hơn nên hạn chế tối đa vi phạm pháp luật.

Với việc xử lý hàng loạt yếu kém trong thời gian qua đã tác động rất nhiều đến uy tín và niềm tin của khách hàng về ngành ngân hàng, tuy nhiên, theo ông Đức xét về tổng thể thị trường vẫn ổn định và trong vòng kiểm soát.

“Về nguyên tắc, có thể xây dựng một số ngân hàng mạnh cần cạnh tranh với khu vực, tuy nhiên không nên đặt ra con số giới hạn 10 hay 15 ngân hàng. Nếu cạnh tranh được thì hoàn toàn có thể tồn tại nhiều ngân hàng như các doanh nghiệp khác”, vị luật sư này nêu quan điểm.

Mai Ngọc

———————————–

CafeF (Tài chính – Ngân hàng) 29-7-2015:

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-va-cau-chuyen-con-voi-van-chui-lot-lo-kim-2015072911434636.chn

(337/786)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,459