74. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.

(ANVI) – MỘT SỐ Ý KIẾN THAM GIA GÓP Ý DỰ THẢO 1 – NGHỊ ĐỊNH

  1. Về xử phạt “Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn” (Điều 9): Việc chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn do pháp luật là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho không xử lý được tình trạng doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. Do vậy, cần nâng mức phạt từ 1-3 triệu đồng hiện nay lên 5-10 triệu đồng.
  2. Về xử phạt “Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản” (Điều 15): Ngoài việc quy định xử phạt ngân hàng về hành vi “bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của ngân hàng”, thì cần mở rộng đến các tổ chức tín dụng khác, ví dụ như công ty cho thuê tài chính.
  3. Một số từ ngữ cần quy định rõ hơn: như xử phạt “Hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của nhân viên, người lao động liên quan đến thủ tục phá sản” (Điều 16): Nhân viên và người lao động gần như đồng nhất, vì vậy, cần sửa “nhân viên” trong quy định này thủ sở hữu doanh nghiệp, thành viên công ty và người lao động.
  4. Về xử phạt “Hành vi vi phạm quy định về tham gia Hội nghị chủ nợ” (Điều 19), Cần quy định hai mức phạt khác nhau giữa chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp, hợp tác với với những đối tượng còn lại; trong đó cần phạt chủ doanh nghiệp với mức cao hơn.
  5. Về “Phân định thẩm quyền xử phạt” (Điều 23): Cần xác định rõ thẩm quyền giữa Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh theo mức tiền hay hành vi xử phạt. Quy định như dự thảo, thì cả cấp huyện và tỉnh đều có thẩm quyền xử phạt với một hành vi vi phạm. Ngoài ra thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tình “Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này” quy định tại khoản 2, Điều 22 cũng chỉ bằng với mức phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện, vì theo quy định tại khoản 1, Điều 7 và Điều 21, thì mức tối đa của cấp huyện bằng với mức phạt tối đa theo Nghị định đều là 20 triệu đồng.
  6. Về việc “Lập biên bản vi phạm hành chính” (Điều 25): Khoản 1 quy định “Người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng”. Tuy nhiên, theo Dự thảo, thì không có mức phạt nào 100.000 đồng, mà mức phạt thấp nhất cũng là 200.000 đồng.
  7. Về kết cấu của một số điều khoản: Cần bỏ đoạn dẫn dắt đến các khoản, điểm, mà viết thẳng thành các khoản trực thuộc điều. Cụ thể là các điều 19, 20, 21 và 22.
  8. Về kết cấu chung của Dự thảo: Là Nghị định “quy định” về xử phạt hành chính, nhưng Dự thảo còn nghiêng nhiều về khía cạnh “hướng dẫn” xử phạt. Dự thảo đề cập đến nhiều vấn đề, với số lượng điều khoản tương đối lớn (38 điều), nhưng có ít nội dung. Có khá nhiều điều chỉ đóng vai trò viện dẫn đến văn bản khác như một thông tư. Vì vậy, đề nghị nên hạn chế tối đa hoặc có thể dồn vào thành một Điều liên quan khác. Ví dụ, các điều 3, 4, 6, 25, 26, 27, 27, 29, 31, 32 có thể dồn thành 1 điều như sau:

Điều …. Các nội dung khác trong quá trình tiến hành thủ tục phá sán

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
  2. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
  3. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
  4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
  5. Việc ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
  6. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 5, Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 21 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
  7. Thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 57, 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
  8. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định từ Điều 66 đến Điều 67 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  9. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 27 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
  10. Việc ra quyết định buộc khắc phục hậu qủa được thực hiện theo quy định của Điều 23 Nghị định số 134/2003/NĐ- CP.
  11. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính”

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,501