75. Một số ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối.

 

  1. (ANVI) – Tên của Dự thảo là “Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối” cần sửa thành: “Nghị định Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối” cho đúng với thể thức ban hành văn bản của Chính phủ và yêu cầu tại Điều 46 của Pháp lệnh Ngoại hối.
  2. Dự thảo vẫn còn rất chung chung, thiếu cụ thể, còn nhiều nội dung vẫn phải chờ văn bản quy định và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mặc dù đã có Pháp lệnh, nhưng nội dung của Nghị định thì vẫn có vai trò gần như Nghị định hiện hành số 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối.
  3. Dự thảo nhắc lại quá nhiều quy định của Pháp lệnh. Một số điều lặp lại gần như nguyên văn, chỉ thay đổi một vài từ ngữ như: Điều 3 “Giải thích từ ngữ”; Điều 4 “Áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế”; Điều 9 “Quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh”; Điều 32 “Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân”; Điều 36 “Phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”; Điều 37 “Thị trường ngoại tệ của Việt Nam”;…. Đây là cách soạn thảo văn bản giống như Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16-4-1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối. Việc này dẫn đến tình trạng vô hiệu hoá Pháp lệnh, không thể phân biệt được đâu là quy định của Pháp lệnh, đâu là quy định và hướng dẫn của Nghị định, đồng thời sẽ gây ra sự tốn kém, lãng phí hàng tỉ đồng tiền in ấn. Nếu để đồng bộ và thuận tiện cho việc áp dụng, thì toàn bộ Dự thảo này đáng lẽ phải trở thành nội dung của Pháp lệnh.
  4. Điều 10 có tên là “Sử dụng đồng Việt Nam trong thanh toán vãng lai” là chưa chính xác, mà cần phải viết đúng như Điều 10 của Pháp lệnh là “Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai”, vì nội dung của điều này không chỉ quy định về sử dụng đồng Việt Nam, mà quy định về cả ngoại tệ.
  5. Đoạn 2, khoản 1, Điều 14 quy định “Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam” là trái với Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng như Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho phép góp vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  6. Điều 59 “Hình thức xử lý vi phạm” là không chính xác, vì nội dung không phải quy định về “hình thức” xử lý. Nội dung này đã có và cần được bổ sung (nếu cần thiết) vào Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngỳa 10-12-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
  7. Điều 61 “Thi hành Nghị định” có quy định: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này”. Đây là một điều rất bất hợp lý. Pháp lệnh Ngoại hối đã quá chung chung, gần như không thể thực hiện được trên thực tế, thì Nghị định cần phải làm nốt vai trò còn lại chứ không thể, một lần nữa lại đẩy cho Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ được phép hướng dẫn một số nội dung cụ thể và phải được chỉ rõ trong từng điều khoản của Pháp lệnh và Nghị định.
  8. Một số vấn đề về kỹ thuật xây dựng văn bản:
  • Cần bỏ Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” và Điều 2 về “Đối tượng áp dụng”, vì Nghị định hướng dẫn gần như toàn bộ những vấn đề trong Pháp lệnh, nên cũng đã có chung Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng như Pháp lệnh;
  • Các nội dung thuộc từng Điều phải thuộc kết cấu khoản, điểm nhất định (từ trường hợp không có khoản, điểm). Tuy nhiên, bản Dự thảo có khá nhiều nội dung không thuộc kết cấu khoản, điểm nào như các điều 5, 8, 11, 43, 51, 56, 58, 59.
  • Điều 12 “Chuyển vốn để đầu tư”, vì trùng lặp với Điều 11; .
  • Một số điều khoản nhắc đến khái niệm “vốn pháp định” (như khoản 1, Điều 11; khoản 1, Điều 13; Điều 35; ) là theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm này khác hẳn với “vốn pháp định” trong Luật Doanh nghiệp. Do đó cần làm rõ để tránh sự nhầm lẫn khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 sẽ có hiệu lực từ ngày 01-7-2006 sắp tới (thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam);
  • Các câu “theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” hoặc “theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước” hoặc “Ngân hàng Nhà nước quy định” (Điều 9, 16, 18, 21,…) là không chính xác, cần phải sửa lại thành “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”, vì theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì văn bản quy phạm pháp luật là của Thống đốc chứ không phải của Ngân hàng Nhà nước.
  • Các kết cấu A, B, C, trong Mục 1, Chương VII cần bỏ đi, vì không cần thiết và không thuộc loại kết cấu chương, mục, phần nào (không gọi được tên).

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.912. Tại sao giá vàng dù leo thang nhưng vẫn "cháy hàng"...

Tại sao giá vàng dù leo thang nhưng vẫn "cháy hàng" vàng miếng, vàng nhẫn? (KTCK)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,324