752. Người nghèo nghiệt ngã rơi vào bẫy tín dụng đen

(GTVT) – Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, trung bình mỗi ngày trên cả nước xảy ra hơn ba vụ tín dụng đen bị vỡ lở, khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh kinh tế kiệt quệ, mất hết gia tài…

Người dân phải cảnh giác với trường hợp nghi ngờ để không rơi vào bẫy tín dụng đen

Mất nhà một cách sững sờ

Chị Chu Minh Nguyệt (trú tại phố Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, HN) kể, đầu năm 2012 chị vay của Nguyễn Thị Hải Yến 200 triệu đồng. Yến tự giới thiệu là chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Nam Phong, trụ sở tại tòa nhà M 3 + M4 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Khi ký kết hợp đồng Yến yêu cầu chị Nguyệt mang sổ đỏ thế chấp. Hàng tháng chị Nguyệt vẫn tới công ty này trả lãi. Đến tháng 8/2013, chị Nguyệt muốn tìm Yến để trả khoản vay gốc nhưng không tìm được. Chị Nguyệt nghi ngờ bị lừa đảo nên đã báo cơ quan công an. Chị Nguyệt cũng được biết, sổ đỏ của căn nhà 22m2 của nhà chị đã bị Yến mang tới Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) thế chấp để vay hơn 1 tỷ đồng.

Theo số liệu bà Trần Thị Thúy – Tổng Cục Cảnh sát (Bộ Công an) cung cấp, từ 2010 đến 2014, theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta xảy ra 6.367 vụ việc liên quan tới tín dụng đen, trong đó có 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản, 1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Cùng là nạn nhân của Yến, ông Vũ Anh Tuấn cho biết năm 2013 đã giao sổ đỏ để vay của Yến hơn 300 triệu đồng, tính lãi theo ngày. Đến năm 2014, bất ngờ bị ngân hàng xuống thông báo thu hồi nhà, ông Tuấn mới biết là nhà của ông đã bị Yến sang tên đem thế chấp ngân hàng để vay tiền. “Lúc này tôi mới biết mình bị lừa”, ông Tuấn bàng hoàng.

Không chỉ chị Nguyệt, ông Tuấn mà có hàng chục người đã rơi vào bẫy của Yến. Hầu hết các vụ việc hiện chưa được giải quyết rõ ràng. Riêng vụ việc của ông Tuấn khi được tòa án phán quyết cho phép ngân hàng tịch thu nhà để bán tài sản đảm bảo, ông Tuấn không đồng tình và tiếp tục khiếu kiện. Vụ việc cho tới nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Ngân hàng, công chứng khó tránh trách nhiệm

Ông Lê Khắc Sơn, Phòng cảnh sát hình sự (Công an TP HN) cho biết, trong 5 năm trở lại đây, phòng đã có chuyên đề về tín dụng đen. Nhiều vụ việc xuất phát từ kẽ hở thủ tục ngân hàng. Người dân có khi chỉ cần vay 3-5 triệu đồng nhưng thủ tục quá phức tạp thì chuyển sang vay tín dụng đen và trả lãi theo ngày, theo tuần, theo tháng (thường không cố định từ 3.000-10.000 đồng/triệu/ngày hoặc 5-7%/tháng). Khi không trả được thì lãi nhập vào gốc. Ông Sơn kể, nhiều trường hợp ban đầu chỉ vay vài triệu đồng nhưng không trả được lãi dần dần số nợ lên tới cả trăm triệu đồng chỉ sau một năm.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh cho biết, hiện đang tiếp xúc với hơn 400 hồ sơ liên quan tới tín dụng đen. Trong đó, chỉ riêng tỉnh Thái Nguyên có 140 hồ sơ.

Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI) cho biết từng tiếp cận và giải quyết nhiều vụ việc liên quan tới tín dụng đen và thấy rằng “nhiều ngân hàng làm ăn tắc trách, tiếp tay cho tín dụng đen làm mất nhà của người dân như sự việc ở Sóc Sơn có công ty có thể mượn hàng trăm sổ đỏ của dân vay vốn ngân hàng, ông Đức nói.

Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Trần Thị Hồng Hạnh cũng thừa nhận: “Công bằng mà nói nếu tất cả các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng quy định Ngân hàng Nhà nước thì không có gì xảy ra. Trong ngành ngân hàng không tránh được con sâu bỏ rầu nồi canh, thiếu trách nhiệm”. Bà Hạnh nhận xét.

Ông Chu Quang Tiến, Cục phó cục thi hành án TP Hà Nội xót xa khi phải chứng kiến hàng chục vụ ngân hàng xiết nợ bằng hình thức tinh vi nhưng đúng quy định trên cơ sở sơ hở và kém hiểu biết của người dân. “Nghe người dân trình bày rất thương tâm nhưng không biết làm thế nào vì hợp đồng rất chặt chẽ, có công chứng, có ký đàng hoàng nên khi ngân hàng kiện đòi nhà thì phần thắng thuộc về họ”.

Ông Tiến cho rằng, trong nhiều vụ việc không thể không có trách nhiệm của ngân hàng và bên công chứng vì rất nhiều trường hợp người dân không ký kết nhưng vẫn có chứng nhận của công chứng và ngân hàng biết một công ty thế chấp hàng chục sổ đỏ của người dân vay tiền mà vẫn giải ngân. Ông Tiến khuyên người dân phải cảnh giác với các trường hợp nghi ngờ để không rơi vão bẫy tín dụng đen. Còn khi bị lừa hãy mạnh dạn tố giác với cơ quan công an.

Cao Sơn

———————————

Giao thông Vận tải (Kinh tế) 08-9-2015:

http://www.baogiaothong.vn/nguoi-ngheo-nghiet-nga-roi-vao-bay-tin-dung-den-d119347.html

(73/950)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,466