759. 5 năm, tín dụng đen gây thiệt hại gần 5.500 tỷ đồng

(Vinanet) – Những quy định không rõ ràng trên khung pháp lý, sự nhận thức về quản trị tài chính và luật pháp hạn chế của người dân khiến nạn tín dụng đen ngày càng phổ biến.

Năm 2013, để vay tiền cho con lấy vốn làm ăn kinh doanh, bà Lệ được một người phụ nữ tên Yến thuyết phục cầm cố sổ đỏ, chứng minh thư, hộ khẩu và ký một số giấy tờ để có thể vay được khoản tiền từ 300-500 triệu đồng, lãi tính theo ngày.

Đến năm 2014, khi một số cán bộ ngân hàng đến xem xét thu hồi nhà đất, bà với vỡ lẽ ra mình đã ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho Yến thay vì hợp đồng vay vốn bình thường.

Trường hợp “bỗng nhiên mất nhà” của bà Yến chỉ là một trong hơn 4.900 vụ việc liên quan đến tội phạm “tín dụng đen” kể từ năm 2010 tới nay. Trong số đó, có gần 2.300 vụ liên quan đến lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền thiệt hại gần 5.500 tỷ đồng, theo thống kê Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm.

Đại diện ban tổ chức hội thảo “Giải cứu người nghèo khỏi bẫy “tín dụng đen””.

“Những vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, tín dụng ngân hàng là đặc biệt phức tạp”, ông Chu Quang Tiến, Cục phó Cục thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội nhận định tại hội thảo “Giải cứu người nghèo khỏi bẫy tín dụng đen” của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức chiều 7/9.

Ông cho rằng bẫy tín dụng đen ngày càng được thiết kế một cách tinh vi hơn, nhiều trường hợp mất đất, mất nhà mà “pháp luật có bênh cũng không bênh được”.

Vị Cục phó cho biết thêm việc thi hành án đối với những hộ dân thuộc diện bị thu nhà trở nên rất khó khăn do người dẫn nghĩ rằng không ai có quyền lấy đi nhà đất của mình.

Trung tá Lê Khắc Sơn, thuộc phòng Cảnh sát hình sự (PC45) nhận định với cơ chế pháp luật hiện hành việc xử lý tín dụng đen gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tội danh. Vị đại diện ngành Công an dẫn chứng trong 48 vụ án liên quan tới tín dụng đen, không có tội danh nào liên quan tới tín dụng đen bị xử lý. Đa số tội phạm tín dụng đen bị quy về tội cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản…, mà theo ông việc này chỉ xử lý được “cái đuôi của vấn đề”.

Cho rằng lỗ hổng pháp luật là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng phổ biến của tín dụng đen, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI cho biết tín dụng đen là thuật ngữ mang tính đời thường chứ chưa có quy định pháp lý cụ thể.

Ông Đức đánh giá lãi suất “cắt cổ”, cao hơn mức bình thường là một yếu tố để nhận diện hoạt động tín dụng đen.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền dẫn chứng tín dụng đen được quy định khá rõ ràng trong Bộ luật Hình sự với việc cho vay có yếu tốc bóc lột và lãi suất cao hơn 10 lần so với lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định (tương đương 135%). Tuy nhiên trong thực tế việc chứng minh yếu tố bóc lột rất khó, do hoặc các thỏa thuận ngầm đạt được bằng miệng, hoặc các giao dịch được hợp pháp hóa trên văn bản thể hiện không bị lừa dối, cưỡng ép.

Vì vậy, việc cho vay nặng lãi trên 150% lãi suất cơ bản của NHNN, dưới 10 lần lãi suất mà pháp luật quy định hiện nay không có quy định xử lý, không có chế tại xử phạt, Trung tâm truyền thông phát triển (RED) tóm tắt vấn đề.

“Quy định pháp luật còn nhiều điều sơ hở”, Cục phó Chu Quang Tiến nhận định. Ông nhấn mạnh rằng nếu chỉ dựa vào sổ đỏ và giấy tờ mà không kiểm tra thực tế sẽ dẫn đến nhiều trường hợp xảy ra hậu quả đáng tiếc. Ông gợi ý cần tập trung siết chặt một số quy trình về đăng ký sang tên, hợp đồng công chứng. Đối với các tổ chức tín dụng, ông băn khoăn về sự chặt chẽ, minh bạch của công tác thẩm định tài sản và hồ sơ vay, cho rằng trong một số trường hợp, công tác này còn lỏng lẻo, việc cho vay còn dễ dàng.

“Cũng nên có những kiến nghị, sửa đổi luật để phù hợp với thực tế”, Trung tá Sơn đánh giá. Ông tin tưởng rằng với những sửa đổi sắp tới về mặt pháp luật và tuyên truyền, vấn đề tín dụng đen sẽ được xử lý triệt để.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội NHNN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tín dụng đen là tín dụng được thiết lập trên quan hệ phi pháp, không bình đẳng, không minh bạch, được thỏa thuận ngầm giữa người cho vay và người vay, với đặc điểm sau:

Hành động cho vay và đi vay được thỏa thuần ngầm giữa người vay và cho vay;

Thủ tục đơn giản; Lãi suất cao nhưng không công bố công khai;

Mục đích khoản vay là đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách của người vay
Tín dụng đen khó phát hiện, chỉ phát hiện khi xảy ra sự cố, hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật;

Quan hệ điều chỉnh giữa người vay và đi vay dựa trên “luật rừng”.

Đức Anh

————————————

Vinanet (Ngân hàng) 08-9-2015:

http://vinanet.vn/ngan-hang/5-nam-tin-dung-den-gay-thiet-hai-gan-5500-ty-dong-626894.html

(78/988)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,468