773. Mức sàn vốn pháp định của DN kinh doanh BĐS là 20 tỷ đồng

(KT&DB) – Đó là một nội dung quan trọng được nêu tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản vừa được Chính phủ ban hành.

Đã có những tranh cãi trước đó về vốn pháp định

Trước đó, vấn đề vốn pháp định của DN kinh doanh bất động sản đã gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn, hội thảo.

Cụ thể, tại Dự thảo đưa ra lấy ý kiến hồi tháng 5, theo khoản a, tiết 1, Điều 3, Chương II của Dự thảo quy định điều kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định không thấp hơn 50 tỷ đồng đối với các trường hợp đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh thuộc diện phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; có vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng đối với các trường hợp đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, không yêu cầu phải có vốn pháp định (khoản b, tiết 2, Điều 3, Chương II).

Thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia thị trường hiện nay có thể được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp đầu tư dự án. Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản.

Đối với doanh nghiệp đầu tư dự án, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP Invest),  Luật Đầu tư đã quy định, doanh nghiệp phải có vốn không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư mới được thực hiện dự án. Do đó, quy định vốn pháp định 50 tỷ đồng dựa theo tiêu chí đầu tư dự án thì không có ý nghĩa.

Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho  thì cho rằng, với quy định vốn pháp định như Dự thảo không phù hợp với thực tiễn  hiện nay và là một rào cản đối với nhiều doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ muốn khởi nghiệp.

Ở góc độ làm luật, luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI) thì nhấn mạnh, việc quy định vốn pháp định 50 tỷ đồng là “trái luật”, bởi theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ cần quy định “vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng.

DN có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên có thể được kinh doanh bất động sản

Nghị định đã tiếp thu ý kiến của các chuyên gia

Nghị định quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản vừa được ban hành đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, cũng như các chuyên gia.

Cụ thể, về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV, Luật Kinh doanh bất động sản.

Nghị định còn quy định điều kiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn gồm:

1- Bên thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn theo quy định tại Mục 4 Chương II Luật Kinh doanh bất động sản có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đó cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận) cho bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.

3- Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng thì phải chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đã ký với bên cho thuê mua. Đối với trường hợp là nhà ở thì thực hiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; trường hợp hợp đồng thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.

Nghị định cũng quy định điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, cụ thể:

1- Bên mua, bên thuê mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng mua bán, thuê mua cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.

3- Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; đối với trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó./.

An Nhi

———————————-

Kinh tế & Dự báo (Chính sách) 11-9-2015:

http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/90-3975-muc-san-von-phap-dinh-cua-dn-kinh-doanh-bds-la-20-ty-dong.html

(59/1.157)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,468