783. Luật DN và Luật Đầu tư 2014: NH cần có cách tiếp cận mới

(TBNH) – Thay vì chăm chăm nhìn vào con dấu, các NH phải nhìn vào 3 yếu tố đảm bảo khác là người ký có đúng là đang làm việc, có đủ thẩm quyền hay không và trình tự thủ tục phê duyệt có đúng hay không. 

Ảnh minh họa

Đó là điều mà ông Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đại diện cho cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên ban soạn thảo Luật DN mong muốn nhắn gửi tới những người làm công tác NH trong cuộc họp triển khai những quy định mới của Luật DN và Luật Đầu tư 2014 do Hiệp hội NH Việt Nam và Câu lạc bộ Pháp chế NH tổ chức.

Từ góc độ của người làm chính sách, không chỉ đưa ra những điểm mới trong Luật DN, ông Phan Đức Hiếu đã chỉ ra những khía cạnh đằng sau hai luật mà các NH cần lưu tâm để thực hiện giao dịch với khách hàng, hoàn thiện hơn các quy trình thủ tục, tránh rủi ro.

Cụ thể với NH, cách giám sát với đối tác cũng sẽ phải thay đổi. “Nếu trước đây khi thẩm định hồ sơ, NH xem chức năng kinh doanh ngành nghề kinh doanh của DN trên giấy phép, thì nay nếu chỉ chăm chăm vào yếu tố đó, sẽ không có ý nghĩa gì. Vì về mặt kỹ thuật, giấy chứng nhận không còn ghi, nếu cứ cứng nhắc áp dụng sẽ khiến chúng ta lúng túng”, ông Hiếu nói. Thay vào đó NH chỉ cần xem pháp nhân đó có được thành lập theo đúng pháp luật của Việt Nam hay không và DN còn tồn tại hay không mà tạm quên đi chức năng kinh doanh.

Bước tiếp theo, NH phải nhớ được những ngành nghề gì thuộc loại cấm. Theo quy định, DN chỉ được kinh doanh khi đủ điều kiện và phải duy trì những điều kiện đó trong quá trình kinh doanh. Việc này đòi hỏi NH cần phải giám sát thực tế hoạt động kinh doanh của DN thay vì giám sát trên giấy.

Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào kinh doanh có điều kiện cũng được thể hiện đầy đủ trên giấy, thậm chí không có giấy vì có bộ không cấp giấy kinh doanh cho một số ngành nghề có điều kiện mà chỉ ghi chủ động kinh doanh khi đủ điều kiện. Vì vậy, việc giám sát của NH vất vả hơn. “Nhưng trên thực tế, đáng lẽ chúng ta phải làm từ trước đây để phòng tránh rủi ro, thì nay chúng ta phải làm vì không có đường lùi”, ông Hiếu nói.

Một khó khăn khác là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xu hướng theo bản điện tử. Điều này sẽ gây phiền toái khi sao công chứng, bởi sẽ không ai công chứng cho các bản điện từ này. Vì vậy để có thể tham khảo thông tin tốt nhất của DN, ông Hiếu hướng dẫn các DN nên vào trang dangkydoanhnghiep.vn.

Chỉ cần nhập mã số DN, người xem sẽ có thể truy cập những thông tin sống về DN như DN đó còn hoạt động, hay phá sản, đã nộp thuế hay chưa, có trong diện đang bỏ trốn hay không, cũng như cập nhập ngành nghề kê khai dự kiến và bổ sung của DN trong quá trình hoạt động.

Con dấu trong luật mới cũng sẽ khiến các DN và NH phải thay đổi cách nhìn. Dù nói như luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI là cải cách nửa vời và ông Hiếu cũng thừa nhận là chưa triệt để, chưa như kỳ vọng, song theo nhìn nhận của cá nhân ông Hiếu cũng đã đạt 70% mục tiêu. Dự thảo nghị định dự kiến thông qua trong tháng này không áp dụng thủ tục làm dấu, đăng ký mẫu dấu với văn phòng luật sư, NH, công ty bảo hiểm, chứng khoán, HTX. Các đối tượng này vẫn áp dụng theo Nghị định 58.

Đối với những DN thành lập trước 1/7/2015 cũng không bắt buộc thay đổi mẫu dấu. Song ông Hiếu lại chỉ ra trường hợp DN hủy mẫu dấu với Bộ Công an nhưng lại làm một mẫu dấu mới không có đăng ký giống y trước đây. Điều đáng nói ở đây, với việc không đăng ký mẫu dấu tại Bộ Công an, giá trị pháp lý của dấu không còn nữa. Con dấu chỉ còn là dấu hiệu mà DN sử dụng.

“Tất cả niềm tin trước đây trở về mặt đất, DN có thể kinh doanh mà không có dấu. Việc có đòi DN đóng dấu hay không là việc của NH”, ông Hiếu nói và khuyên “các NH nên thay đổi tư duy về dấu”.

Thay vì chăm chăm nhìn vào con dấu, các NH phải nhìn vào 3 yếu tố đảm bảo khác là người ký có đúng là đang làm việc, có đủ thẩm quyền hay không và trình tự thủ tục phê duyệt có đúng hay không. Đây cũng là mong muốn của những nhà soạn thảo luật, cải cách con dấu để các đối tác giám sát nhau thực chất hơn, chứ không nên lạm dụng con dấu.

Minh Ngọc

———————————–

Thời báo Ngân hàng (Doanh nghiệp – Doanh nhân) 18-9-2015:

http://thoibaonganhang.vn/luat-dn-va-luat-dau-tu-2014-nh-can-co-cach-tiep-can-moi-39515.html

(34/927)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,468