786. Vi phạm quy chế của ngân hàng có bị xử lý hình sự?

(TBTC) – Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) cần làm rõ việc vi phạm quy định của văn bản loại nào thì bị xử lý hình sự, tránh tình trạng cán bộ ngân hàng chỉ vì vi phạm quy định nội bộ của ngân hàng mà cũng bị xử lý hình sự trong khi quy định nội bộ không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Ảnh T.L minh họa

Đây là một thực tế được nêu ra trong buổi hội thảo góp ý cho dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tài chính, diễn ra ngày 29/9, tại Hà Nội.

Quy định nội bộ của ngân hàng không phải là văn bản pháp luật

Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, quy định, quy chế của các ngân hàng thương mại không phải là văn bản pháp luật. Tuy nhiên, trong một số luật có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành quy định hướng dẫn một số điều khoản, NHNN lại yêu cầu các ngân hàng đưa ra quy định. Từ đó, khi ra tòa xét xử, các quy định của ngân hàng thương mại cũng được dẫn chiếu thành luật. Do đó, nếu vi phạm quy định của ngân hàng cũng là căn cứ để xử lý hình sự. Đây là một vấn đề rất bức xúc liên quan đến việc hình sự hóa các hoạt động tín dụng ngân hàng.

Theo ông Trần Văn Đạt, Vụ phó Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp),  văn bản quy phạm pháp luật cấp thấp nhất là thông tư, do vậy không thể coi việc vi phạm quy chế của ngân hàng là vi phạm pháp luật.

“Tại điều 14, Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi các quy định tại luật. Như vậy, chỉ luật đã được Quốc hội thông qua mới có quyền hạn này, chứ không phải là thông tư, hay nghị định. Vấn đề này đã được nêu ra nhưng chưa được giải quyết trong Bộ Luật hình sự”, ông Trần Văn Đạt cho biết.

Theo chuyên gia pháp chế của ngân hàng BIDV, tại dự thảo, đơn vị soạn thảo vẫn chưa xác định có loại bỏ các quy định của ngân hàng ra khỏi phạm vi vi phạm quy định pháp luật hay không. Điều quan trọng là dự thảo phải thể hiện rõ vi phạm quy định của pháp luật là hình sự và vi phạm quy định của các đơn vị là không vi phạm về hình sự.

Hiện tại, NNNN đang cho phép các ngân hàng tự quy định về quy trình, các bước thực hiện trong hoạt động tín dụng, mà các ngân hàng có các quy định khác nhau, mức chịu đựng rủi ro khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo của các ngân hàng khác nhau. Nếu cho vay cùng một mức như nhau thì có thể vi phạm quy định của ngân hàng này mà không vi phạm quy định của ngân hàng kia. Nếu coi đây là vi phạm để xử lý hình sự thì không công bằng.

Phân biệt hình sự và hành chính: Vẫn theo kiểu “bốc thuốc”

Bên cạnh đó, các chuyên gia pháp chế ngân hàng cũng đề nghị có nguyên tắc những vấn đề còn chưa xác định được rõ ràng thì không nên coi đó là tội phạm. Ví dụ như điều 178 về tội cố ý thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp. “Nếu áp dụng những quy định này, kể cả giao dịch viên cũng có thể bị khép vào vi phạm hình sự ở Điều 178”, chuyên gia pháp chế của BIDV cho biết.

Bình luận về Điều 178, luật sư Trương Thanh Đức, chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng cho rằng, ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro, không có ngân hàng nào an toàn 100%. Nếu cứ có mất mát là cán bộ ngân hàng bị quy tội thiếu trách nhiệm thì không hợp lý.

Để hạn chế hình sự hóa các quan hệ kinh tế, theo luật sư Trương Thanh Đức, nên loại bỏ nhiều tội danh không phù hợp trong nền kinh tế thị trường như tội đầu cơ, tội cho vay nặng lãi, tội kinh doanh trái phép… “Nên để cho thị trường thay vì Nhà nước định đoạt các vấn đề này. Và nếu cần thiết, thì chỉ cần xử phạt và xử lý bằng các biện pháp hành chính là đủ. 

Theo ông Trần Văn Đạt, hiện nay chúng ta chưa có tiêu chí phân biệt giữa hình sự và hành chính, vẫn là đánh giá chủ quan, “theo kiểu bốc thuốc”.

Đề xuất với cơ quan soạn thảo, đại diện Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đề nghị dự thảo cần phải bổ sung nguyên tắc xác định tội phạm hình sự, phân biệt thế nào là hình sự, thế nào là hành chính. Nếu quy định chưa rõ, sẽ nảy sinh sự tùy tiện khi áp dụng, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động của nền kinh tế nói chung.

H.Y

———————————–

Thời báo Tài chính (Tiền tệ – Bảo hiểm) 29-9-2015:

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2015-09-29/vi-pham-quy-che-cua-ngan-hang-co-bi-xu-ly-hinh-su-24805.aspx

(138/935)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,468