792. Ngân hàng “quay cuồng” với hàng nghìn quy định cho vay!

(TC+) – Nguyên tắc của ngành ngân hàng là khuyến khích cấp tín dụng không có bảo đảm, nếu cấp tín dụng có bảo đảm là gây yếu kém cho nền kinh tế.

Cấp tín dụng sai có thể bị phạt tù 7 năm.

Điều 210, dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi về tội vi phạm quy định trong các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: Người nào cố ý vi phạm một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 7 năm: cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng, cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định.

Quy định này đã vấp phải phản ứng từ phía các tổ chức tín dụng cũng như những người gắn bó với lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Không nên hình sự hóa

Tại Hội thảo góp ý Bộ luật Hình sự sửa đổi do Hiệp hội Ngân hàng phối hợp cùng CLB Pháp chế ngân hàng, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng – cho rằng dự thảo đã “có vấn đề” ngay ở câu chữ.

Nếu cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng là vi phạm, nhưng những trường hợp khác, nguyên tắc của ngành ngân hàng là khuyến khích cấp tín dụng không có bảo đảm, nếu cấp tín dụng có bảo đảm là gây yếu kém cho nền kinh tế.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng quy định này là không thực sự rõ ràng và dễ bị hình sự hóa.

“Đối với cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định, thực tế có thể có nhiều trường hợp bị sai sót, nên theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, việc cho vay bảo lãnh không quá 15%. Tuy nhiên, nếu các chi nhánh quản lý hệ thống không cẩn thận để giao dịch hai nơi thì hoàn toàn có thể bị kết tội. Cái này quy định tương đối rõ nên nếu ngân hàng quản lý không tốt có thể bị vi phạm,” Luật sư Trương Thanh Đức góp ý.

Cũng theo Luật sư Trương Thanh Đức, trên thực tế có trên 90% những vụ án của ngân hàng bị xử tội vi phạm quy định về cho vay nhưng thực chất đều là hành vi khác.

Điển hình như vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng. Mặc dù không tìm ra chứng cứ bất kỳ vi phạm nào nhưng tòa giải thích Huỳnh Thị Huyền Như vi phạm quy định của doanh nghiệp (Vietinbank). Trong khi đó, Luật chỉ nói đến vi phạm quy định của pháp luật.[1]

“Luật quy định tất cả các ngân hàng phải ban hành quy chế theo quy định của pháp luật. Đây là cụ thể hóa của pháp luật, nên vi phạm quy chế coi như vi phạm pháp luật. Vậy thì không tránh được nguy cơ hình sự hóa quan hệ tín dụng,” Luật sư Trương Thanh Đức lo ngại.

Theo ông Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật chung (Bộ Tư pháp), pháp luật ở đây hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật, thấp nhất là Thông tư của Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ thướng Chính phủ, trên nữa là Luật do Quốc hội ban hành. Do vậy, không thể lấy chuyện làm sai quy chế nội bộ ngân hàng ra để kết tội.

1 ngân hàng, hơn 3 nghìn quy định về cho vay

Trở lại quy định về hành vi “cấp tín dụng cho những đối tượng không được cấp tín dụng” tại điểm a Điều 210. Bà Phùng Bích Vân, Trưởng bộ phận Pháp chế, ngân hàng Quốc dân (NCB), cho rằng nên quy định rõ theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD).

Đối với điểm b Điều 210 quy định “không được cấp tín dụng không có bảo đảm và những ưu đãi đối với những đối tượng không cấp tín dụng”, bà Phùng Bích Vân cho rằng việc dùng từ chưa sát với Luật các TCTD và nên chuyển thành “hạn chế cấp tín dụng đối với các đối tượng” sẽ phù hợp với Điều 126, 127 của Luật các TCTD hơn.

Theo bà Phùng Bích Vân, hiện nay quy định này đã bị bó buộc bởi Luật các TCTD, kể cả không bị bó buộc cũng không ảnh hưởng gì nhiều nên không có lý do gì để hình sự hóa việc này.

“Nếu quá chặt chẽ sẽ không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Vì vậy, chỉ nên giới hạn những quy định cho vay là của NHNN, chỉ khi làm trái các quy định của NHNN mới bị xử lý hình sự, chứ không phải là vi phạm những quy định nội bộ của ngân hàng cũng bị xử lý hình sự,” bà Phùng Bích Vân góp ý.

Cũng theo bà Vân, thực tế các ngân hàng cũng có nhiều quy định cho vay khác nhau, thậm chí một ngân hàng có thể có đến 3 nghìn quy định về cho vay.

“Với nhiều quy định như vậy chưa chắc những người ra văn bản đã nắm hết được chứ chưa nói đến những người thực hiện, do vậy cán bộ ngân hàng thường thực hiện theo kinh nghiệm. Đôi khi khoảng cách giữa văn bản và việc áp dụng lại rất lớn,” bà Phùng Bích Vân nói.

Bản thân các ngân hàng trước hết đã phải tuân thủ các quy định của NHNN. Nếu không, NHNN đã có những biện pháp xử lý khác, chẳng hạn như xử phạt vi phạm hành chính, không cho mở rộng mạng lưới…, đó là những biện pháp nhằm vào kinh tế. Mỗi ngân hàng có một quy trình khác nhau, có ngân hàng nới lỏng, có ngân hàng thắt chặt. Tuy nhiên, những quy định đó chỉ mang tính nội bộ.

 

Ngân Giang

——————————————-

Tài chính Plus (Ngân hàng) 02-10-2015:

http://taichinhplus.vn/TIEN-TE/Ngan-hang/Ngan-hang-quay-cuong-voi-hang-nghin-quy-dinh-cho-vay-post155642.html

(367/1.063)

[1] Dẫn sai lung tung.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,847