800. “Canh bạc” sàn vàng chui: Cám dỗ chết người!

(TBKD) – Hàng loạt các sàn vàng chui bị “sờ gáy” và triệt phá trong thời gian gần đây như lời cảnh báo cho dân chơi vàng. Tuy nhiên, với những lời chào mời, quảng cáo hấp dẫn, lãi suất trong mơ, những “xới vàng” vẫn đang hoành hành và thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư (NĐT).

Ngày 20/10, các đơn vị chức năng Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Tổng giám đốc công ty Thiên Việt, về hành vi kinh doanh vàng ảo trái phép. Trước đó không lâu, ngày 25/9, sàn vàng ảo của công ty CP Đầu tư truyền thông và Tiếp thị Sài Gòn (IMMS Holdings) cũng bị đánh sập. Và, hậu quả của các vụ bắt giữ là rất nhiều NĐT có thể “thua cháy” hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

“Điếc” không sợ súng

Sàn vàng chui manh nha hoạt động từ đầu những năm 2000 và bắt đầu thực sự bùng nổ vào năm 2008. Lúc cao điểm, mỗi sàn có thể giao dịch trên 800 tỷ đồng/ngày.

Sau hàng loạt các vụ kiện cáo năm 2008 ,với vụ việc của ngân hàng Á Châu (ACB), hay các sàn vàng tại Tp.HCM vào năm 2009… thì tháng 3/2010, Chính phủ đã lập tức ra quyết định mạnh tay “dẹp loạn” và đóng cửa các sàn vàng ảo.

Liên tiếp các vụ việc vỡ lở liên quan đến các sàn vàng chui, cho thấy mức độ rủi ro lên đến 100% (nghĩa là có thể mất trắng), nhưng có vẻ như những lời cảnh báo vẫn chưa “đủ đô” để các tay chơi vàng “tỉnh giấc”.

Rủi ro đã rõ, nhưng vì sao vàng chui vẫn rất “hút” NĐT? Anh Nguyễn Viết Phong – một cựu nhân viên của sàn vàng IG, cho biết: “Đầu tư vào các sàn vàng chui tiềm ẩn rủi ro lớn và thực tế số người thua thường lớn hơn rất nhiều so với người thắng. Tuy nhiên, vẫn có những người ôm thành công hàng chục tỷ đồng chỉ sau 1 đêm. Chính những trường hợp này đã “kích thích” những NĐT khác”.

Những “kẽ hở” trong quản lý giúp cho nhiều người lợi dụng để trục lợi

Tâm lý “máu mê” cờ bạc, ăn thua cố hữu của người Việt Nam từ xưa đến nay cũng là một nguyên nhân. Mặt khác, mức lãi suất “trong mơ” được quảng cáo cũng khiến các NĐT chấp nhận mạo hiểm. Trên mạng vẫn tìm thấy các mẩu chào mời gửi vốn “ủy thác đầu tư” với lãi suất 2 – 4%/tháng, tương đương 24 – 48%/năm tùy theo số tiền gửi, gửi tiền càng nhiều lãi suất càng cao.

Những “kẽ hở” trong quản lý giúp cho nhiều kẻ lợi dụng để trục lợi từ những người chơi vàng thiếu hiểu biết, hám lợi. Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến đầu năm 2015, cả nước có khoảng 30 – 40 đơn vị núp bóng dưới dạng tư vấn tài chính để hoạt động sàn giao dịch vàng, ngoại tệ online…

Theo nhiều chuyên gia, các tay chơi “ăn tiền” chỉ là thủ thuật để các “nhà cái” lôi kéo thêm NĐT, bởi gần như họ đủ khả năng để thay đổi kết quả giao dịch. Lỗi mạng, sập đường truyền là một trong những “chiêu trò” phổ biến nhất của các “nhà cái” để vô hiệu hóa các “lệnh thắng” của NĐT.

Dám chơi, dám chịu

Các “xảo thuật” như xóa sạch các dữ liệu trên tài khoản của NĐT, hoặc viện cớ “lỗi hệ thống” để phủ nhận kết quả khi NĐT thắng lớn, thậm chí là đóng cửa sàn rồi “ôm” tiền của NĐT và biến mất.

Trong mối quan hệ giao dịch này, các nhà cái đang cầm đằng chuôi, còn NĐT đang nắm đằng lưỡi. Nguy cơ “tiền mất, nợ mang” là thấy rõ. Các sàn vàng chui phải huy động vốn lớn, gấp và đưa ra một mức lãi suất “trong mơ như vậy, thường là các sàn vàng đang thua lỗ. Vì muốn nhanh chóng có vốn để “cứu vãn”, nên huy động vốn của người sau để trả cho người trước, hoặc tiếp tục đầu tư và bù lỗ”.

Một bất lợi nữa cho NĐT là việc tổ chức sàn vàng “chui” trên thế giới đều bị cấm ở trong nước, nên các sàn vàng “chui” thường lách luật bằng cách ký hợp đồng giữa NĐT với một đơn vị khác, hoặc chuyển tiền ký quỹ của người chơi vào tài khoản riêng của một cá nhân… Mối quan hệ giữa NĐT và sàn vàng “chui” chủ yếu dựa vào niềm tin, vì vậy người chơi không thể thắng kiện nếu xảy ra tranh chấp.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cảnh báo: “Cần phải nói thẳng ra, đây là một hình thức đầu tư kiểu đánh bạc, đa số là bất hợp pháp, chứ không phải đầu tư kinh doanh bình thường. Nên NĐT phải quyết định cho mình ở hai khía cạnh: Khía cạnh pháp lý (tính hợp pháp của hoạt động đó) và khía cạnh tiền bạc, rủi ro được – mất trong cuộc chơi này. 

Hiến Nguyễn

————————————

Thời báo Kinh doanh (An sinh) 23-10-2015:

http://thoibaokinhdoanh.vn/An-sinh-37/Canh-bac–san-vang-chui-Cam-do-chet-nguoi-18850.html

(88/911)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,469