800. Vì sao lợi nhuận nhiều ngân hàng sa sút?

(TCP) – Trước áp lực đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối quý 3 năm 2015, các ngân hàng thương mại buộc phải tăng trích lập dự phòng, kéo theo việc lợi nhuận của một số ngân hàng cũng bị sa sút.

Ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2015 cho thấy, mặc dù kết quả kinh doanh tốt hơn song lợi nhuận của một số ngân hàng này lại bị sa sút mạnh.

OCB thua lỗ 2 mảng hoạt động trong đó kinh doanh ngoại hối hơn 7 tỷ đồng và hoạt động khác lỗ hơn 28 tỷ đồng. Các hoạt động còn lại đều có lãi nhưng không nhiều, đáng kể nhất là lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư với 28,5 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong kỳ đạt lần lượt 47 và 38 tỷ đồng, giảm 47% và 45% so với quý 2/2014. Lũy kế 6 tháng, thu nhập lãi thuần của OCB đạt 605 tỷ đồng, tăng 2,1%. Chi phí hoạt động trong 6 tháng đầu năm là 374 tỷ đồng, tăng 15,7% năm ngoái. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2014, lên 216 tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong nửa đầu năm đạt 64 và 51 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, OCB mới chỉ hoàn thành được15,3% kế hoạch lợi nhuận đề ra từ đầu năm nay.

Đối với VPBank, mặc dù 6 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh, thu nhập lãi thuần của VPBank tăng gần 95%, từ 1236 tỷ đồng lên 2.393 tỷ đồng. Tuy nhiên, VPBank lỗ 3 mảng hoạt động là ngoại hối và vàng, chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh.

Theo Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đưa tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng xuống dưới 3% nên năm 2015, Sacombank sẽ trích lập dự phòng hơn 1.800 tỷ đồng, dự kiến năm 2016 là 3.109 tỷ đồng và năm 2017 sẽ trên 5.200 tỷ đồng, nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% ngay từ năm đầu tiên sáp nhập.

Do vậy, dự kiến kết quả hoạt động trong 3 năm đầu sáp nhập của Sacombank cũng ở mức thấp. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2015 khoảng 1.002 tỷ đồng (sau thuế 782 tỷ đồng), năm 2016 là 1.132 tỷ đồng (sau thuế 883 tỷ đồng), năm 2017 là 1.333 tỷ đồng (sau thuế 1.039 tỷ đồng). Hiện nợ xấu của Sacombank là 1,5% trên tổng dư nợ.

Đối với DongA Bank, do nợ xấu tăng, đòi hỏi trích lập dự phòng rủi ro cao nên khó kỳ vọng lợi nhuận cao trong năm 2015. Dù 6 tháng đầu năm 2015, ngân hàng này đạt 102 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích lập đầy đủ dự phòng.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống còn 2,7%. Trong đầu năm nay, ngân hàng đã thu hồi nợ xấu rất tốt bao gồm cả nợ xấu đã bán cho VAMC. Khả năng đến cuối năm nay, tỷ lệ nợ xấu của OCB sẽ giảm từ 2,7% xuống quanh mức 1%.

Đơn vị: Tỷ đồng

Có thể nói, quý 2 là quý đầu tiên các ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02 nên các ngân hàng tăng trích lập dự phòng để giải quyết nợ xấu. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng riêng quý 2/2015 là 861 tỷ đồng, gấp gần 7 lần năm 2014. Chi phí của 6 tháng đầu năm là 1.666 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2014.“Cơm không ăn gạo vẫn còn đó”

Có thể thấy các ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến việc trích lập dự phòng rủi ro, chính vì vậy đã ảnh hưởng đến lợi nhuận quý 2 của các ngân hàng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), việc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nên ảnh hưởng đến lợi nhuận là điều đương nhiên. Tuy nhiên “cơm không ăn thì gạo còn đó” chứ không phải lợi nhuận mất đi do sưu cao thuế nặng, do đó việc lợi nhuận các ngân hàng giảm là điều không đáng ngại.

Theo chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm, Thông tư 02 buộc các ngân hàng phải quản lý chặt chẽ hơn vấn đề nợ xấu và cũng giúp cho các ngân hàng theo sát với thông lệ quốc tế hơn. Trước đây các ngân hàng cho vay 5-6 kỳ hạn, kỳ hạn đầu không được thì chuyển sang các kỳ hạn sau,  nhưng quy định của Thông tư 02 không cho phép điều đó.

“Đây là một tiêu chí rất tiên tiến giúp cho hoạt động các ngân hàng hiệu quả cũng như giúp cho nền kinh tế lành mạnh hơn. Do vậy Thông tư 02 dù đau đớn nhưng vẫn phải làm,” ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Ngân Giang

——————

Tài chính (Ngân hàng) 11-8-2015:

http://taichinhplus.vn/TIEN-TE/Ngan-hang/Vi-sao-loi-nhuan-nhieu-ngan-hang-sa-sut-post154102.html

(77/917)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,816