801. Góp ý, sửa đổi Bộ luật Hình sự: Tránh hình sự hóa quan hệ kinh tế

(KTĐT) – Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi vừa được đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong toàn xã hội. Một trong những điểm quan trọng trong lần sửa đổi BLHS lần này là tránh xu hướng hình sự hóa các hoạt động kinh tế, quy định cụ thể các tội danh trong lĩnh vực kinh tế, thay vì các tội danh chung chung.

TS Đỗ Thị Phượng – ĐH Luật Hà Nội: Quy định cụ thể các hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong Dự thảo BLHS sửa đổi lần này đã có bổ sung những quy định rõ đối với các hành vi chịu trách nhiệm hình sự và phù hợp với thực tiễn. Trong đó, việc không quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của những người thân trong gia đình là hợp lý. Thứ nhất, về khía cạnh pháp lý, chúng ta đã có hệ thống truy nã tội phạm và lực lượng này có trách nhiệm truy bắt, áp giải tội phạm về chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu người dân có tinh thần tố giác tội phạm thì đó là điều đáng hoan nghênh nhưng không nên áp đặt là trách nhiệm của người dân. Về khía cạnh tình, điều này cũng phù hợp với tâm lý, tình cảm đời sống phương Đông của nước ta là bao bọc, che chở cho người ruột thịt.

Tuy nhiên, trong thực tế có những người vì mong muốn người thân của mình được giảm nhẹ tội mà có những hành vi ảnh hưởng đến quá trình điều tra như tiêu hủy chứng cứ, xóa dấu vết… Vì vậy, nếu điều chỉnh này được thông qua, luật sẽ cần phải quy định rõ từng trường hợp, từng hành vi cụ thể chứ không thể quy định chung chung, “đánh đồng” tất cả các hành vi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà luật sẽ quy định mức xử phạt hợp lý. Theo tôi, chỉ nên quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm trong một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, tội phạm về ma túy, tội phạm về chức vụ… Ngoài ra, với những hành vi che giấu tội phạm như cố ý như tiêu hủy chứng cứ, xóa dấu vết tội phạm, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra tội phạm thì không nên loại trừ trách nhiệm hình sự.
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI: Nhiều tội danh vẫn khá mơ hồ


Từ trước đến nay, tội cố ý làm trái rất mơ hồ, mông lung, không rõ yếu tố cấu thành tội phạm, không thể biết khi nào và hành động nào sẽ phạm tội. Vì vậy nó tạo ra mối nguy lớn cho sự an nguy về sinh mạng pháp lý của người dân, tạo sự oan sai, lo sợ cho tất cả mọi người liên quan đến mọi hoạt động kinh tế, đồng thời tạo ra tình trạng lạm quyền, tìm mọi cách ép buộc kết tội theo ý chí chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Do đó, cần phải được quy định rõ bằng từng hành vi, từng mức độ vi phạm cụ thể để tranh hiểm họa như sợi dây thòng lọng lơ lửng trước các doanh nhân và những người có liên quan đến tiền bạc, tài sản, tránh nguy cơ hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Do vậy, việc không duy trì một tội quá chung chung như tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong Dự thảo BLHS (sửa đổi).
Tuy nhiên, mặc dù Dự thảo sửa đổi đã đưa ra 45 tội danh rất cụ thể trong từng lĩnh vực thay thế cho tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng một số tội phạm vẫn còn khá mơ hồ, mông lung như Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và Tội thao túng giá thị trường chứng khoán… Khi Dự thảo BLHS sửa đổi được thông qua, các hành vi này cần có tiêu chí cụ thể hơn để xác định yếu tố cấu thành tội phạm. 

Từ thực tế qua 14 năm tổng kết thi hành BLHS, qua báo cáo của các cơ quan chức năng thấy rằng, đối với loại án phạm tội tham nhũng, thì tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng rất thấp, chỉ hơn 10%. Vì vậy, xét thực tiễn nước ta hiện nay, tài sản thu hồi từ tội phạm tham nhũng hiện thu hồi được rất “khiêm tốn”, nên đối với tội phạm tham nhũng, nếu chủ động khắc phục hậu quả, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng sẽ được miễn thi hành án tử cũng có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, về nguyên tắc, tình tiết khắc phục hậu quả cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi xét xử các vụ án.TS Phạm Thị Minh Lý – nguyên Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp: Có thể giảm án với tội phạm tham nhũng nếu khắc phục được hậu quả

Tuy nhiên, cần lưu ý là nên kiểm soát và biện pháp điều tra quản lý, giám sát việc thu hồi thật nghiêm túc để làm rõ thực sự người đó có thể khắc phục hậu quả được bao nhiêu để tránh tình trạng khả năng khắc phục được nhiều hơn 50% nhưng chỉ nộp 50% để đủ được giảm án. Có thể yêu cầu khắc phục 2/3 số tài sản tham nhũng để tăng nặng tính răn đe của pháp luật, hoặc chỉ nên giảm từ án tử hình xuống án chung thân nhưng không được giảm án.

 Thạc sĩ Chu Thị Thanh An – Viện Nhà nước và Pháp luật: Tôn trọng quyền tự do kinh doanh

Thứ nhất, Hiến pháp 2013 đã thể hiện tư tưởng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, theo đó người dân, DN được kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Tư tưởng này cũng đã được cụ thể hóa trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) được thông qua năm 2014. Trong khi đó, quy định tội kinh doanh trái phép theo BLHS hiện hành lại thể hiện tư duy cũ, Nhà nước cho phép mới được làm. Do vậy, cần sửa đổi quy định này trong BLHS để phù hợp với Hiến pháp và các luật khác. Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2014 quy định DN chỉ cần đăng ký kinh doanh, không ghi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dấu hiệu cấu thành tội kinh doanh trái phép không còn phù hợp nữa. Do vậy, để tạo sự thống nhất trong các quy định pháp luật thì Điều 159 BLHS cần được sửa đổi.
Thực tiễn xét xử tội kinh doanh trái phép trong thời gian qua cũng cho thấy những bất cập do không có sự phù hợp giữa khái niệm kinh doanh trong Luật Hình sự và Luật Kinh tế. Dưới góc độ Luật Kinh tế, kinh doanh được hiểu là hành vi được thực hiện liên tục và nhằm mục đích sinh lợi, còn những hoạt động dù có mục đích lợi nhuận nhưng không thường xuyên, không liên tục thì không được coi là hành vi kinh doanh. Nhưng do không có sự phù hợp về mặt khái niệm, nhiều vụ án đã xử ghép vào tội danh kinh doanh trái phép một cách bất ngờ và điều này đã gây nên tâm lý e sợ của người  dân trước rủi ro có thể bị kết án về tội kinh doanh trái phép. Do vậy, Dự thảo BLHS đề xuất bỏ tội kinh doanh trái phép tại Điều 159 BLHS hiện hành là một điều chỉnh phù hợp.

Thứ hai, một hành vi vi phạm bị xử lý hình sự do tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tội kinh doanh trái phép được xem là tội ít nghiêm trọng, có khung hình phạt cao nhất đến 3 năm tù. Tuy nhiên, tội kinh doanh trái phép được xem xét bỏ do có sự thay đổi mà hành vi vi phạm không còn tính nguy hiểm cho xã hội và đã có các biện pháp khác xử lý mà không nhất thiết phải là xử lý hình sự. Cụ thể, hành vi kinh doanh trái phép trước hết là mối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh doanh và chủ thể thực hiện kinh doanh, do vậy đây là mối quan hệ hành chính và được xử lý bằng biện pháp hành chính. Trong khi đó, những lĩnh vực cấm kinh doanh đã được quy định tại một số điều luật cụ thể của BLHS như buôn bán, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy; tội phạm trong lĩnh vực đất đai, bảo hiếm, buôn bán vũ khí… Như vậy, không cần thiết có một quy định riêng về tội kinh doanh trái phép.

Việc bỏ tội kinh doanh trái phép có những tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh, vừa thúc đẩy sự năng động của các chủ thể trong nền kinh tế, vừa tạo ra môi trường pháp lý đảm bảo quyền tự do kinh doanh, được làm những gì pháp luật không cấm.

Lan Hương ghi

——–

Kinh tế & Đô thị (Pháp luật) 10-8-2015:

http://www.ktdt.vn/phap-luat/tin-tuc/2015/08/8102e018/gop-y-sua-doi-bo-luat-hinh-su-tranh-hinh-su-hoa-quan-he-kinh-te/

(342/1.732)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,816