823. Đáng sợ kiểu cho vay lãi khủng của nhà mạng

(TT) – Nhân đọc bài Nhà mạng cho vay nặng lãi? của TTO, tôi xin có vài ý kiến. 

Số tiền vay chỉ 5.000 đồng nhưng số tiền dịch vụ phải trả là 1.500 đồng

Tôi là khách hàng sử dụng mạng điện thoại di động của Viettel, khi đang gọi điện thoại thì hết tiền nên đã nhắn tin tạm ứng tiền từ dịch vụ 9118. Tuy số tiền vay chỉ 5.000 đồng, nhưng dịch vụ này cho biết số tiền dịch vụ mà khách hàng phải trả là 1.500 đồng (chiếm 30% số tiền vay).

Vay 5.000 – 50.000 đồng, lãi suất 1.500 đồng

Tôi đăng ký sim sinh viên của mạng Viettel để sử dụng, đang gọi điện thoại lúc 23g ngày 28-8 thì tài khoản hết tiền, trong khi không thể nạp tiền được thì tôi nhận được tin nhắn từ tổng đài 9118 của Viettel gợi ý có thể nhắn tin theo cú pháp UT (hiểu là ứng tiền)  để được vay từ 5.000 – 50.000 đồng và lãi suất mỗi lần vay là 1.500 đồng.

Vì không thể chạy đi mua thẻ cào nạp tiền trong đêm nên tôi nhắn tin theo cú pháp UT gửi 9118 để được vay tiền. Sau khi nhắn tin gửi đi, tôi nhận lại được tin báo tài khoản đã được vay 5.000 đồng.

9g12 phút ngày 30-8, tôi mua thẻ cào trị giá 50.000 đồng để nạp vào tài khoản thì nhận được tin nhắn “trừ nợ” và số tiền bị trừ là 6.500 đồng (ngoài 5.000 đồng đã ứng trước thì tôi phải trả mức lãi suất là 1.500 đồng cho 5.000 đồng tiền vay). Như vậy chỉ trong vòng 33 giờ, tôi đã buộc phải trả lãi đến 30% của khoản tiền 5.000 đồng.

Bởi không tin đây là dịch vụ của Viettel, tôi gọi vào số điện thoại 9118 (phí 200 đồng/phút) thì được biết đây là một loại hình dịch vụ của Viettel có từ lâu.

Tổng đài viên cho biết dịch vụ cho vay, ứng tiền này được chia thành nhiều mức khác nhau, tương ứng thời gian sử dụng điện thoại của khách hàng, tương ứng với số tiền trung bình khách hàng sử dụng hằng tháng.

Theo đó, mức cho vay thấp nhất là 5.000 đồng phải chịu mức lãi suất cao nhất là 30% (tương đương tài khoản trung bình khách hàng sử dụng từ 70.000-100.000 đồng) và số tiền lớn nhất khách hàng có thể tạm ứng là 50.000 đồng (tương ứng số tiền trung bình khách hàng sử dụng là 500.000 đồng/tháng).

“Bất kể khi nào khách hàng nạp tiền thì dịch vụ sẽ tự động trừ đi số tiền đã tạm ứng cùng phí dịch vụ là 1.500 đồng”, nhân viên tổng đài 9118 nói.

Nhân viên của tổng đài 9118 cũng cho biết số tiền vay càng thấp thì phí dịch vụ càng cao, và số tiền tạm ứng càng cao thì phí dịch vụ sẽ giảm.

Ví dụ mức thấp nhất mà dịch vụ có thể cho vay là 5.000 đồng và cao nhất với mỗi thuê bao là 50.000 đồng. Và tương ứng với số tiền vay 50.000 đồng/lượt thì phí dịch vụ vay cho số tiền này là 10%.

Chính là lãi suất

Quá bức xúc, tôi đã trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức, Đoàn Luật sư TP Hà Nội,GIám đốc Công ty Luật ANVI, Luật sư Đức rất ngạc nhiên với mức phí dịch vụ mà các mạng đang thu của khách hàng.

Ông cho rằng các mạng gọi là phí dịch vụ nhưng thật ra đó chính là lãi suất được nhà mạng áp dụng cho những khách hàng ứng tiền sử dụng trước.

Vì quy định mức lãi suất từ 10-30%/lần vay nên khách hàng trả tiền vào bất kể lúc nào, nhanh hay chậm, một ngày hay 10 ngày sau khi vay tiền thì số tiền phải trả vẫn cố định là như vậy.

Thật ra, với nhu cầu sử dụng điện thoại hiện nay hiếm có khách hàng nào để đến cả 10 ngày mà không nạp tiền.

Còn giả sử khách hàng được vay số tiền tối đa 50.000 đồng trong một ngày phải trả phí sử dụng thấp nhất là 10% thì lãi suất khách hàng phải trả cho dịch vụ này nếu tính theo tháng là 300%/tháng.

Qua tìm hiểu được biết dịch vụ này cũng được trang thông tin hỗ trợ khách hàng của trang vietteltelecom.vn đăng tải những thông tin liên quan đến dịch vụ ứng tiền.

Luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng đây là việc nhà mạng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của khách hàng để cho vay cắt cổ.

“Các mạng nếu hoạt động cho vay thì đó là hoạt động trái luật. Còn hoạt động đúng luật thì là tạm ứng không tính lãi. Hoạt động thu phí dịch vụ đến 30% không phải là hoạt động hỗ trợ khách hàng, không nhằm mục đích phục vụ tốt hơn mà đó là bắt bí khách hàng khi họ cần tiền” – Luật sư Đức cho biết.

Bạn đọc HOÀNG ĐIỆP

——-

Tuổi trẻ (Kinh tế) 15-9-2015:

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150915/dang-so-kieu-cho-vay-5000-dong-thu-phi-1500-dong/969420.html

(205/878)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,575