83. Lợi hại ký lại.

Lợi hại ký lại

Lợi hại ký lại

(ANVI) – Điều khoản 22.2, Bộ luật Lao động 2012 quy định, nếu hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà người lao động vẫn làm tiếp thì phải ký kết hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày; nếu không ký mới thì hợp đồng cũ trở thành không xác định thời hạn[1].

Quy định trên được chép lại từ Bộ luật 1994. Và cho dù có nhanh chân ký lại thì cũng chỉ được ký tối đa 2 lần hợp đồng xác định thời hạn. Đã thấy bản án phúc thẩm quyết định: Hợp đồng thứ 2 này, cứ quá thời hạn 1 ngày là au tô trở thành hợp đồng không hạn.

Đành rằng, ý tốt là nhằm o bế, bảo vệ người lao động. Nhưng chuyện này xấu tốt theo cặp, luôn dính chặt lấy nhau, mà thường gọi là quan hệ hài hoà. Vì nhẽ đó, nếu cứ áp đúng y sì phoóc quy định trên thì dễ bề bế tắc. Hợp đồng thì sắp hoặc đã hết hạn rồi, nhưng nếu 2 bên còn đang đánh võng thương thảo về công việc, tiền lương, tiền thưởng,… mà chưa kịp ký mới thì coi chừng. Tháng ngày thấm thoắt thoi đưa, nếu không tỉnh táo bị lừa như chơi.

Trước kia, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP đã từng quy định: Trong lúc chưa ký được hợp đồng mới thì hai Bên vẫn phải tuân thủ theo cái cũ. Nhưng nay, trong thời đoạn cái cũ hết rồi, cái mới chưa trôi, thì lôi luật nào áp vào giai đoạn 30 ngày giao thời, lại bị bỏ mặc.

Tình thế này, dễ buộc người thuê mướn phải tuyên bố chấm dứt ngay lập tức hợp đồng, đuổi lao động ra đường thay vì để trễ hạn. Lợi quyền của lao động chưa thấy đâu, nhưng thiệt hại hiện hữu.

Ngày 14-01-2015

[1] Điều 20.2.b,  Bộ luật Lao động năm 2019.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.413. "Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ...

"Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ nếu gia hạn Thông tư 02". (VNF)...

Trích dẫn 

3.966. Chính sách cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ...

Chính sách cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ: Nhu cầu gia...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,506