833. “Giải mã” bản chất kinh doanh của Grab và Uber

(TT) – Câu chuyện mời khách hàng tải phần mềm Grab và Uber để gọi xe hay thực chất những công ty này đã tham gia kinh doanh vận tải không đúng luật tại Việt Nam đang được dư luận quan tâm. Đặc biệt mới đây, giới taxi truyền thống lại phản ứng gay gắt vấn đề này vì cho rằng, có sự cạnh tranh không lành mạnh.

Lịch trình của khách hàng và tài xế hiển thị chi tiết giúp 2 bên kết nối dễ dàng.

“Núp bóng” taxi trá hình?

Trước thông tin Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng: Uber và Grab hoạt động không đúng điều kiện kinh doanh vận tải và là taxi trá hình cần phải xử lý, ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải – GTVT) khẳng định: “Grab không phải là taxi trá hình.Về Grab, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm vận tải khách theo hợp đồng điện tử là GrabCar chứ không phải là GrabTaxi”.

Theo ông Ngọc, theo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), Nghị định 86 và Thông tư 63, taxi phải có đèn lắp trên nóc, đồng hồ tính tiền, có biển hiệu bề ngoài, màu sơn riêng và lô gô nhưng xe hợp đồng thì không cần yếu tố này. Hình thức kinh doanh xe hợp đồng áp dụng theo hợp đồng vận tải, tức là trên xe phải có hợp đồng vận tải và danh sách hành khách.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc Grab khuyến mại rầm rộ thời gian qua không vi phạm Luật Cạnh tranh. Trong Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ về việc khuyến mại hợp pháp cũng như thủ tục thực hiện. Chẳng hạn, nếu khuyến mại ở một tỉnh, thành thì đăng ký với Sở Công thương, nếu ở nhiều tỉnh thành thì xin phép Bộ Công thương.Việc giảm giá hàng hoá, dịch vụ nói chung hay vận tải nói riêng là được phép nhưng không được giảm giá quá 50%.

Đại diện Vụ Vận tải cho biết thêm: Uber là đơn vị kinh doanh công nghệ đã được UBND TP.HCM cấp phép nhưng không phải là đơn vị kinh doanh vận tải. Còn Grab có chức năng kinh doanh vận tải khách đường bộ và chủ yếu đang hoạt động như nhà cung cấp phần mềm kết nối.

Vì vậy có tình trạng vừa qua, lực lượng thanh tra giao thông đã phát hiện nhiều trường hợp xe ô tô cài Uber đã vi phạm lĩnh vực kinh doanh vận tải. Cụ thể tại TP.HCM, chỉ trong một tháng đầu tiên kiểm tra đã phát hiện 40 trường hợp vi phạm, trong đó, kinh doanh vận tải không có giấy phép 19 vụ; không gắn biển hiệu 15 vụ; không có danh sách hành khách, thiết bị giám sát hành trình (GSHT) là 6 vụ.

Trước vấn đề này, Bộ GTVT đã yêu cầu Uber chỉ được ký hợp đồng với đơn vị vận tải có giấy phép, phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó, bộ cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải đã và sẽ ký hợp đồng với Uber phải thực hiện đúng luật định.

Còn phía Công ty TNHH GrabTaxi khẳng định: Xe tham gia Đề án thí điểm được phê duyệt trong Công văn số 1850/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ là xe hợp đồng, dưới 9 chỗ ngồi có lắp đặt thiết bị GSHT, được cấp phù hiệu xe hợp đồng theo Nghị định 86 và Thông tư 63.

 

“Về bản chất, xe taxi khác với xe hợp đồng ở cơ chế thiết lập giao dịch với hành khách. Xe taxi cần phải có đồng hồ tính tiền, hộp đèn với chữ TAXI gắn trên nóc xe, phù hiệu, sơn biểu trưng (logo); giá cước taxi phải được kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn xe hợp đồng phải niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải, có phù hiệu “xe hợp đồng” và giá dịch vụ do hai bên thỏa thuận”, lãnh đạo GrabTaxi nói.

Tăng tính cạnh tranh nhờ phần mềm

Trước ý kiến cho rằng: GrabCar được lựa chọn thực hiện Đề án thí điểm sẽ tạo sự bất bình đẳng cho các đơn vị khác, Thứ trưởng Bộ GTVTLê Đình Thọ nói: “Ứng dụng phần mềm kinh doanh vận tải taxi lâu nay không ai nghĩ, không ai làm, đến nay mới có Grab đề xuất kiến nghị. Bộ GTVT đã trình Thủ tướng xin ý kiến và Thủ tướng đồng ý nên đã có kế hoạch triển khai”.

Theo Thứ trưởng Thọ, GrabCar, Uber hay các đơn vị khác nếu có phần mềm ứng dụng trong hoạt động vận tải hành khách đều phải tuân thủ đúng quy định. Trong khi triển khai, nếu có những điểm không phù hợp sẽ được loại bỏ và sửa đổi bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường thông thoáng; đồng thời vẫn đảm bảo có sự quản lý của Nhà nước.

Đại diện Công ty TNHH GrabTaxi cho biết: Điều kiện tham gia Đề án thí điểm rất ngặt nghèo. Ngoài việc đáp ứng các quy định pháp luật đối với phương tiện, GrabCar chỉ nhận xe sản xuất từ năm 2010 trở lại. Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua hệ thống chấm điểm lái xe. Nếu lái xe có số điểm thấp sẽ bị cảnh báo, nếu không khắc phục sẽ bị cắt hợp đồng kết nối dịch vụ.

“Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh taxi là xu thế mới, kéo theo mô hình taxi truyền thống có sự chuyển đổi nhanh. Tôi tin, thời gian tới các đơn vị, các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ quan tâm hơn và đổi mới phương thức kinh doanh vận tải để đáp ứng nhu cầu của người dân, giảm được chi phí trung gian”, đại diện Bộ GTVT nói.

Theo Bộ GTVT, việc triển khai thí điểm GrabCar sẽ tạo ra sự cạnh tranh, thứ nhất: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách với nhau; thứ hai là cạnh tranh giữa các đơn vị có phần mềm quản lý với tính ưu việt cao hơn với doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống. Không chỉ Grab hay Uber mà bất cứ doanh nghiệp có phần mềm ưu việt, người dân sẽ lựa chọn. Điều này phù hợp với quy luật của thị trường.

Về thắc mắc liệu Đề án thí điểm xe GrabCar có gây ùn tắc?ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT chia sẻ: “Chúng tôi chưa có căn cứ xác định khi triển khai GrabCar sẽ gây ùn tắc.Không có lý do gì khi áp dụng một phần mềm ứng dụng thì nhu cầu taxi sẽ tăng lên”. Theo ông Mười, hiện đầu tư một xe taxi rẻ nhất cũng mất 300 triệu đồng nên không một doanh nghiệp nào dám đầu tư xe chỉ để tham gia thí điểm ứng dụng phần mềm trong 2 năm.

 “2 ứng dụng Grab và Uber hoạt động tại Việt Nam thời gian qua đã tạo ra làn sóng mới với ưu điểm gọi xe thuận tiện, chất lượng dịch vụ và an ninh tương đối tốt. Mọi quá trình hoạt động của xe đều được lưu trữ trong điện thoại. Với những xe không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, không đạt tiêu chuẩn, chúng tôi yêu cầu Uber, Grab ngay lập tức phải từ chối hợp tác”, ông Khuất Việt Hùng –  Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Minh Phương

—————————————-

Tin tức (Kinh tế) 25-11-2015:

http://baotintuc.vn/kinh-te/giai-ma-ban-chat-kinh-doanh-cua-grab-va-uber-20151125083358049.htm

(100/1.248)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,849