851. Hai kịch bản cho khách hàng và chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực

(VNN) – Trong cả 2 kịch bản, người mua nhà sẽ được đền bù số tiền bỏ ra nếu như chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.

Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 9/2015 ngày 1/10/2015, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết đã nhận được báo cáo của UBND TP Hà Nội về các sai phạm của dự án 8B Lê Trực.

Theo báo cáo này, tòa nhà 8B Lê Trực đã vướng một loạt sai phạm so với giấy phép xây dựng được cấp, cụ thể xây vượt 16m (5 tầng), mở rộng diện tích sàn 6.126m2, không xây theo thiết kế được cấp phép.

Trong khi đó, chủ đầu tư May Lê Trực phản bác và cho biết được Bộ Quốc phòng chấp thuận cho xây dựng với chiều cao tối đa 70m, khẳng định không mắc những sai phạm như kết quả kiểm tra của UBND TP Hà Nội.

Bộ trưởng Nên cho biết, hiện tại, Chính phủ đang tiến hành kiểm tra, chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, nếu cần thiết sẽ thành lập một đoàn kiểm tra của Chính phủ.

Sai phạm của dự án còn chờ vào kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ. Vinanet đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức ( Giám đốc Công ty Luật ANVI) về các kịch bản sẽ xảy ra đối với chủ đầu tư, khách hàng mua dự án 8B Lê Trực.

Luật sư Trương Thanh Đức đưa ra hai kịch bản cho chủ đầu tư, khách hàng và chính quyền như sau.

Trường hợp thứ nhất, dự án 8B Lê Trực vướng một loạt sai phạm như kết luận kiểm tra của UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ông Đức khẳng định lúc này chính quyền đương nhiên có quyền xử lý nghiêm túc để đưa dự án về đúng với giấy phép xây dựng ban đầu. Khi đó, dự án sẽ bị phá dỡ các tầng vượt chiều cao cho phép và xử phạt tài chính với chủ đầu tư. Các khoản phí phá dỡ chủ đầu tư sẽ phải chịu.

Khi đó, đương nhiên khách hàng đã bỏ tiền ra mua căn hộ ở phần không gian này sẽ mất nhà. “Chủ đầu tư có trách nhiệm trả lại cho khách hàng số tiền đã nộp để mua nhà theo đúng hợp đồng giữa hai bên. Thậm chí chủ đầu tư phải chịu những vấn đề về lãi suất, chênh lệch giá tiền với người mua dự án. Những khoản chênh lệch phát sinh này sẽ được quyết định cụ thể khi ra pháp luật” – ông Đức nói.

Trường hợp thứ hai, khi dự án không vướng sai phạm. Khi đó, chủ đầu tư và dự án sẽ được bảo vệ tuyệt đối theo pháp luật.

Với trường hợp này, nếu thành phố Hà Nội không an tâm về an ninh chính trị, mỹ quan đô thị thì và cho rằng cần phải xử lý dứt điểm như đốn bớt, tịch thu, mua lại của chủ đầu tư… thì khi đó chính quyền sẽ phải đàm phán, thương lượng với cả chủ đầu tư và khách hàng để bồi thường về khoảng không gian và diện tích được lấy đi.

Ông Trương Thanh Đức cho biết, khoản tiền bồi thường này sẽ phải áp dụng theo giá thương mại chứ không phải theo giá xây dựng hay giá bồi thường của nhà nước. Không có chế tài nào cho phép cưỡng chế, bắt ép hay gây khó cho chủ đầu tư ở tình huống họ không sai.

Minh Tú

——-

Vinanet (Thị trường) 02-10-2015:

http://vinanet.vn/thi-truong/hai-kich-ban-cho-khach-hang-va-chu-dau-tu-toa-nha-8b-le-truc-632416.html

(416/642)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,591