852. DN vận tải chây ì giảm giá cước: Chế tài nhẹ tênh, khách hàng lãnh đủ!

(CAND) – Xăng liên tục giảm, vận tải thì đang “vào mùa”- nhu cầu tăng, chi phí thấp, các doanh nghiệp (DN) vận tải đang “ăn dày” và “làm ngơ” với việc giảm giá cước. Trong khi, người tiêu dùng bị móc túi, nhà nước thất thu ngân sách, thị trường vận tải méo mó.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong năm 2015, giá xăng đã có 18 lần điều chỉnh với 6 lần tăng và 12 lần giảm, mức giảm tổng cộng khoảng 1.170 đồng/lít. Ngày 4-1-2016, giá xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm; trong đó mức giảm phổ biến xăng Ron 92 giảm 370 đồng/lít và dầu diesel 0,05S giảm 870 đồng/lít, do đó sẽ tiếp tục có tác động nhất định đến giá cước vận tải bằng ô tô.

Song thực tế, hiện các DN vận tải vẫn “làm ngơ” với giảm giá. Điều đáng nói đây là thời điểm giáp Tết Nguyên đán- nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa tăng rất cao. Vì vậy, khi cước vận tải cứ “neo trên trời”, thì người thiệt hại đầu tiên chính là người tiêu dùng.

Giảm giá cước vận tải là yêu cầu chính đáng của người dân. Ảnh minh họa.

Trước tình trạng đó, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố, Sở Tài chính và Sở GTVT về việc tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải trên địa bàn.

Đến nay, nhiều địa phương trong đó có TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo đơn vị vận tải ô tô kê khai giảm giá cước theo diễn biến giảm của giá xăng, dầu. Song, dù bị “thúc giục”, nhưng số DN nộp hồ sơ khai giảm giá cước vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Làm thế nào để ép được các DN vận tải giảm giá? Điều này thực sự đã trở thành câu hỏi muôn thuở đặt ra mỗi lần giảm giá xăng- nhưng luôn không có câu trả lời xác đáng. Thực tế là kêu gọi sự tự giác của DN là điều “bất khả thi”, nên nếu không tạo sức ép, thì sẽ còn DN tiếp tục chây ỳ, không giảm giá cước, làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, và người tiêu dùng chịu thiệt, chuyên gia kinh tế.

PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng đã đến lúc cần phải có một chế tài thực sự để xử phạt các DN làm ăn chụp giật, phi thị trường. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 109/2003/NĐ-CP, nếu DN chậm giảm giá 5 ngày so với quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 5-8 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt này theo các chuyên gia là quá nhẹ, không đủ sức răn đe.

Song, nhìn theo một cách khác- rút kinh nghiệm từ những lần “ép giá” bất thành trước đây, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng cần tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích DN giảm giá. “Thay vì xử phạt, các cơ quan quản lý nên tìm các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm tối đa chi phí kinh doanh cho DN. Đó là cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, có mức giá thuế phí, bến bãi hợp lý và đặc biệt cần xử lý triệt để các chi phí “bôi trơn”- LS Đức góp ý.

Còn từ phía cơ quan quản lý, Bộ Tài chính cũng đang yêu cầu phải có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lợi dụng lượng hành khách tăng dịp Tết để tăng giá ở mức cao, mà không thực hiện việc kê khai, niêm yết.

Thời gian tới, Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan của Hà Nội sẽ tiếp tục đôn đốc các DN vận tải kê khai giá và tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật…

Lệ Thúy

———————————————————

Công an Nhân dân (Kinh tế) 08-01-2016:

http://cand.com.vn/Kinh-te/dN-van-tai-chay-i-giam-gia-cuoc-Che-tai-nhe-tenh-khach-hang-lanh-du-379046/

(106/701)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,571