860. Không thể giảm cước vận tải nếu chỉ một người thấy “nhục”

(GT) – Bài báo “Tôi thấy nhục vì doanh nghiệp vận tải bị nói chây ỳ, móc túi” đăng trên Báo Giao thông vừa qua đã gây chú ý trong dư luận, nhận được nhiều chia sẻ và bình luận trên các mạng xã hội.

Ông Nguyễn Văn Thanh bức xúc với ý kiến của một số doanh nghiệp khi đưa lý do không thuyết phục cho việc chậm giảm giá cước vận tải.

Bài báo đăng tải tâm tư của ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam trong cuộc họp với các đơn vị vận tải nhằm có biện pháp điều chỉnh giá cước vận tải phù hợp với mức giảm của giá xăng dầu sáng 22/2. Ông Thanh nói mình cảm thấy “nhục” khi bị dư luận, báo chí nói là doanh nghiệp vận tải chây ỳ, móc túi người tiêu dùng vì không chịu giảm giá cước theo giá xăng dầu.

Đồng thời, ông Thanh bức xúc với ý kiến của một số doanh nghiệp khi đưa lý do không thuyết phục cho việc chậm giảm giá cước vận tải.

Bình luận về bài báo, bạn Nguyễn Quyền viết: “Xăng lên thì đòi tăng giá, xăng xuống thì chây ỳ giảm giá. Móc túi người tiêu dùng thêm được ít nào hay ít đó, một mình ông Thanh thấy nhục thì cũng chẳng làm được gì đâu. Tiếc là các doanh nghiệp không nghĩ được như ông Thanh”.

Trong khi đó, bạn đọc Phạm Tuyên bình luận: “Sau phát ngôn này tôi nghĩ Hiệp hội cần phải thực hiện triệt để vai trò của mình, hoặc góp ý điều chỉnh chính sách chứ không thì quá khổ cho ông Chủ tịch, nỗi nhục sẽ kéo dài”.

Trước ý kiến của Hiệp hội và các doanh nghiệp, Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết đã đi thực tế cơ sở và thấy rằng giá xăng dầu giảm rất sâu, nên sau cuộc họp này taxi và xe khách tuyến cố định cần tính toán để giảm giá ngay đợt này. Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết, liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT sẽ tính toán để đưa ra một biên độ nhất định của xăng dầu, tương ứng với mức tăng, giảm của cước vận tải. Việc đổi mới có thể theo hướng, nếu xăng dầu tăng, giảm 10% thì DN vận tải tự động tăng, giảm cước mà không phải báo cáo.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị các hiệp hội và doanh nghiệp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và phải coi đó là văn hoá doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, trong buổi tọa đàm về giá cước vận tải gần đây do Báo Giao thông tổ chức, Luật sư Trương Thanh Đức từng nêu ý kiến cho rằng, giá taxi và cước vận tải nên để thị trường quyết định, không nên khống chế miễn là các bên không vi phạm Luật Cạnh tranh.

Camera giám sát hành trình

———————————————————–

Giao thông (Thời sự – Xã hội) 27-02-2016:

http://www.baogiaothong.vn/khong-the-giam-cuoc-van-tai-neu-chi-mot-nguoi-thay-nhuc-d139677.html

(60/536)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,576