873. Hồ sơ Panama: Tổng cục Thuế điều tra danh sách người Việt

(NĐT) – Hồ sơ Panama vừa công bố có tên 189 cá nhân, tổ chức người Việt, nhận thông tin, Tổng cục Thuế đã thành lập khẩn một tổ công tác điều tra nghĩa vụ thuế đối với các cá nhân, tổ chức này…

Tin tức thời sự 24h, Hồ sơ Panama công bố rạng sáng 10/5 đã “điểm danh” 189 cá nhân, tổ chức ở VN, chiều cùng ngày, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã có cuộc họp khẩn cấp với các Vụ chức năng và quyết định nghiên cứu, điều tra về khả năng trốn thuế hay không của các cá nhân, tổ chức có tên trong Hồ sơ Panama. Tiểu ban này gồm nhiều Vụ như Vụ Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban cải cách hiện đại hoá thủ tục thuế, Vụ Tuyên truyền…

Cơ quan thuế sẽ tiến hành đối chiếu, trích xuất dữ liệu nộp thuế trên cơ sở dữ liệu thuế tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ làm được nếu như các cá nhân, tổ chức trên có đăng ký đầy đủ mã số thuế tại Việt Nam.

Được biết, Tổ công tác điều tra thuế liên quan đến hồ sơ Panama sẽ do Vụ Thanh tra làm đầu mối.

Tổ công tác có trách nhiệm làm rõ các mối quan hệ kinh doanh, các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức ở Việt Nam liên kết với những cá nhân, tổ chức nào ở bên ngoài, ở những thiên đường thuế nào, tính toán sơ đồ tạo ra thu nhập, tìm ra bản chất của phương thức giao dịch này. Trên cơ sở đó, đối chiếu với chính sách pháp luật Việt Nam, tổ công tác sẽ tiến hành đánh giá mức độ trốn thuế hay không trốn thuế, hay chỉ là lách luật, né thuế… và tìm hiểu động cơ của các cá nhân, tổ chức này.

Thông tin tại cuộc họp, với những vấn đề cần làm rõ, vượt quá thẩm quyền của cơ quan thuế thì sẽ phải có sự vào cuộc điều tra, xác minh, thẩm định của cơ quan công an – Kinh tế đô thị đưa tin.

Về vụ việc này, An ninh thủ đô dẫn lời đại diện Cục phòng chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang tra soát lại danh sách các đối tượng được công bố trong hồ sơ Panama, sau khi rà soát thông tin sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng khác để làm rõ.

Trả lời trên An ninh thủ đô, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng cho biết, việc xuất hiện trong danh sách là có dấu hiệu nghi ngờ, nhưng cụ thể có vi phạm pháp luật hay không vẫn chưa thể kết luận được. Trường hợp giao dịch các cá nhân nằm trong danh sách nếu công khai, minh bạch và được pháp luật cho phép thì được xem là hoàn toàn hợp pháp.

“Đây là việc gần như chưa có tiền lệ, pháp luật Việt Nam cũng không có quy định cụ thể. Sự việc không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn liên quan đến quan hệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy, chúng ta buộc phải xem xét kỹ vấn đề.

Đầu tiên, có thể yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo. Sau đó, sẽ kiểm tra xem trước đây có nghi ngờ gì không, ngoài ra có thể thông qua con đường ngoại giao, cũng như các tổ chức quốc tế để đề nghị cung cấp, trao đổi thông tin để có cơ sở đối chiếu, so sánh”, ông Đức nhấn mạnh…

Trong khi đó, một số doanh nhân Việt có tên trong Hồ sơ Panama đã chủ động lên tiếng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển TP HCM, Tổng Giám đốc Vietjet Air, cổ đông lớn kiêm nhà sáng lập Sovico Holdings (Tập đoàn Sovico) nói trên báo Tiền phong rằng, sở dĩ bà có tên trong danh sách bởi Sovico đã mua lại Furama Resort (khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng).

“Năm 2005, chúng tôi là công ty quốc tế, có chủ trương đầu tư về Việt Nam. Sovico Corporation PTE Ltd đã thắng thầu quốc tế để mua lại toàn bộ phần vốn góp từ các công ty thuộc tập đoàn Lai Sun (Hong Kong) để trở thành nhà đầu tư nước ngoài thay thế các công ty thuộc tập đoàn Lai Sun là Furama và Best City Finance, chiếm 75% vốn tại Công ty liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Resort).

Đây là các thủ tục thông qua đấu thầu quốc tế, kế thừa pháp nhân ở nước ngoài, công khai, minh bạch, phù hợp với luật pháp nước sở tại” – bà Thảo nói.

  
Hai doanh nhân Việt, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và bà Đàm Bích Thủy lên tiếng về việc có tên trong Hồ sơ Panama.

Cũng trên báo này, bà Đàm Bích Thủy – cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng ANZ cho rằng, sở dĩ bà có tên trong danh sách vì là CEO của Ngân hàng ANZ và cũng là lãnh đạo của ANZ/V-Trac International Leasing Company, một công ty tài chính trực thuộc ngân hàng này.

Theo bà Thủy, việc sử dụng công ty nước ngoài không phải là hành vi phạm tội. “Nó tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế và lợi ích của doanh nghiệp, cơ chế hoạt động phụ thuộc vào cấu trúc khi thành lập công ty nữa.

Còn tài liệu Panama thông tin có tổ chức, cá nhân lập công ty ở nước ngoài với mục đích rửa tiền hay làm gì đó tôi không bàn, vì tôi cũng không rõ lắm”.

Cựu CEO Ngân hàng ANZ tại Việt Nam cũng cho rằng, có thể thông tin này với người Việt Nam là mới, ở nước ngoài thì chuyện này rất bình thường….

Trước đó, rạng sáng 10/5, Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố phần lớn tài liệu trong Hồ sơ Panama, trong đó có danh tính 189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có giao dịch qua 19 các công ty thành lập ở nước ngoài (offshore company).

“Offshore Company” thường liên quan đến các việc quản lý, đăng ký, hoạt động tại một quốc gia khác, nhằm đạt mục đích tài chính, luật pháp và lợi thuế.

Lê Thanh (T/h)

————————————————-

Người đưa tin (Thời sự) 11-5-2016:

http://www.nguoiduatin.vn/ho-so-panama-nguoi-viet-trong-danh-sach-bi-cuc-the-xu-ly-the-nao-a240214.html

(199/1.118)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,576