009. Hành lang pháp lý nào cho dịch vụ đòi nợ thuê?

(SGGP) – Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ trước khi trình Chính phủ ban hành trong năm nay.

Trên thực tế, tình trạng nợ nần, chậm thanh toán tài chính giữa các công ty với nhau, giữa công ty với người lao động diễn ra khá phổ biến. Để đòi được các khoản nợ này, nhiều khi chủ nợ lại phải đi “nhờ vả” chính con nợ thế nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Việc kiện con nợ ra tòa, theo như thừa nhận của ông Q, phó giám đốc Công ty gạch men M.Đ, là đa số chủ nợ đều không muốn, bởi tốn kém kinh phí mà nợ “chưa chắc đã đòi được”.

Theo dự thảo, hoạt động dịch vụ đòi nợ được thực hiện bởi những doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ này và theo thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên; có đầy đủ giấy tờ pháp lý về các khoản nợ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê phải có giấy phép kinh doanh với một số điều kiện như: doanh nghiệp có số vốn điều lệ không thấp hơn 5 tỷ đồng; không trong tình trạng có nợ phải trả quá hạn;…

Đồng tình với việc phải có hành lang pháp lý cho hoạt động này, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định trong dự thảo vẫn còn chưa rõ ràng và còn bất cập. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, không nên đưa dịch vụ này thành một hoạt động kinh doanh phải có giấy phép mà chỉ cần quy định là một hoạt động kinh doanh có điều kiện.

Liên quan đến quy định vốn điều lệ, theo nhiều doanh nghiệp, việc áp đặt vốn điều lệ là không thích hợp bởi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không phải là các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, dự thảo cũng chưa đưa ra chế tài hoặc biện pháp nào khả dĩ để có thể ngăn chặn việc doanh nghiệp đòi nợ sau khi thu hồi được nợ không chuyển trả lại khoản nợ cho chủ nợ.

Trao đổi với Báo SGGP, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) – người trực tiếp phụ trách xây dựng văn bản này cho biết, sở dĩ các quy định chặt chẽ về giấy phép kinh doanh, tổ chức, cá nhân tham gia… là nhằm đưa hoạt động dịch vụ kinh doanh đòi nợ vào đúng khuôn khổ pháp luật, bởi nếu không sẽ xảy ra việc các công ty kinh doanh dịch vụ này lại thuê “đầu gấu” để đi đòi nợ, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Cũng theo ông, khi ra đời, mô hình hoạt động này hoàn toàn có thể hoạt động hiệu quả bởi hiện nay Hà Lan, Hàn Quốc (hai nước mà Việt Nam đang học tập kinh nghiệm) đang triển khai khá tốt. Để quy định có tính khả thi, hiện Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp trên website của bộ: www.mof.gov.vn

Ngọc Quang

—————

Sài Gòn Giải phóng  20/3/ 2006

https://www.sggp.org.vn/hanh-lang-phap-ly-nao-cho-dich-vu-doi-no-thue-133657.html

(164/579)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,698