(GT) – Nhiều câu hỏi sẽ được giải đáp tại tọa đàm trực tuyến “Những vấn đề nóng trong quản lý xe hợp đồng điện tử Grab, Uber” vào sáng nay (24/11) tại Báo Giao thông, 18 Phạm Hùng, Hà Nội.
Tọa đàm trực tuyến Những vấn đề nóng trong quản lý xe hợp đồng điện tử sáng 24/11 tại Báo Giao thông sẽ giải đáp nhiều vấn đề đang gây tranh luận hiện nay về Grab, Uber |
Các khách mời tham dự tọa đàm gồm có Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Trần Bảo Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT Lê Đỗ Mười, Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC. Dẫn chương trình tọa đàm: Phó Tổng biên tập Báo Giao thông Nguyễn Nga.
Ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Báo Giao thông cho biết, trước những tranh luận gay gắt về mô hình taxi kiểu mới của Grab, Uber, những ưu và nhược điểm của xe kinh doanh vận tải hợp đồng điện tử, Báo Giao thông đã mời lãnh đạo Bộ GTVT, các cơ quan chức năng của Bộ tham gia tọa đàm về quản lý loại hình mới này.
Các khách mời sẽ cùng thảo luận làm rõ bản chất mô hình kinh doanh của Grab, Uber; Việc thí điểm loại hình này có làm gia tăng ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, có cần khống chế số lượng xe thí điểm hay không? Làm cách nào để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giải pháp nào chống thất thu thuế…
Tại tọa đàm, lần đầu tiên những thông tin mới nhất về đề án triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải khách theo hợp đồng sẽ được các nhà quản lý công bố. Ngoài ra, các khách mời sẽ giải đáp câu hỏi có hay không việc tạo độc quyền cho hãng thực hiện thí điểm và các giải pháp của Bộ GTVT để quản lý thị trường taxi, xe khách hợp đồng an toàn và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Thưa Thứ trưởng, với sự xuất hiện của Grab, Uber, thị trường taxi đang đối mặt với nhiều vấn đề đòi hỏi phải thay đổi cách quản lý, quan điểm của Bộ GTVT như thế nào? Chúng ta cấm hay tạo hành lang pháp lý cho các loại hình này hoạt động? Nếu tạo hành lang có đảm bảo công bằng với các loại hình khác hay không?
Việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải như Grab, Uber taxi cũng có nhiều ưu điểm, như giảm thời gian, giảm chi phí khẩu trung gian, giảm giá cước và khiến việc đi lại thuận lợi hơn. Điều này được dư luận đánh giá cao.Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ: Trước hết có thể nói thời gian qua ở Việt Nam có ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải, cụ thể là taxi Uber hay Grab taxi. Điều này khẳng định, trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, trong đó có taxi, có sự đổi mới ứng dụng CNTT, đổi mới công nghệ vận tải để có chất lượng dịch vụ tốt nhất phục vụ người dân về đi lại, chi phí…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải có những bất cập nhất định. Theo quy định về kinh doanh vận tải, cụ thể với loại hình taxi thì đối tượng phải là tổ chức, đảm bảo kinh doanh lành mạnh, phục vụ hành khách tốt nhất, an toàn nhất. Ở đây thì chưa đáp ứng điều kiện đó, mà một số xe cá nhân dùng phần mềm này để kinh doanh vận tải, tạo ra sự lộn xộn trong vấn đề kinh doanh, tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Việc đón trả khách không đúng quy định cũng gây ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm ở một số thành phố lớn.
Tháng 7/2015, Công ty Grab taxi có 1 văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép ứng dụng phần mềm này để thực hiện vấn đề kết nối giữa hành khách và các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực taxi, lĩnh vực kinh doanh theo hợp đồng. Kèm theo văn bản đó có một đề án thể hiện rõ nội dung, mục đích, yêu cầu và tác động của đề án này tới xã hội như thế nào. Bộ GTVT đã tiếp nhận văn bản và giao cho các cơ quan tham mưu của Bộ nghiên cứu, tổ chức các Hội nghị, hội thảo xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành, đánh giá những cái được và chưa được của đề án.
Với xu thế chung hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện tái cơ cấu ngành GTVT, trong đó có thực hiện tái cơ cấu ở lĩnh vực vận tải. Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải thì có tái cơ cấu vận tải công cộng, vận tải hợp đồng, vận tải du lịch… Phải làm sao để sắp xếp lại, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt nhất cho người dân, giảm những chi phí mà người dân phải chịu. Thứ hai là tăng cường quản lý Nhà nước, lặp lại trật tự vì chúng ta còn nhiều tồn đọng lớn trong lĩnh vực kinh doanh vận tải. Với chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu này, trong đó có một giải pháp rất quan trọng là ứng dụng CNTT vào quản lý kinh doanh vận tải.
Thứ nhất, là đồng ý cho Bộ GTVT thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng, trong đó có việc sử dụng công nghiệp dữ liệu điện tử trong giao dịch thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh và người thuê dịch vụ vận tải tại các tỉnh, TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà để làm thí điểm.Ở đây, CNTT thời gian qua cho thấy nhiều ưu điểm là tăng cường sự quản lý của Nhà nước, có thể nói qua hệ thống CNTT thì sự quản lý Nhà nước chặt chẽ hơn, giúp giảm chi phí trung gian không cần thiết, tạo lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp, tăng cường quản lý của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh vận tải. CNTT cũng tăng cường đảm bảo trật tự ATGT, đồng thời cung cấp thông tin để công khai, minh bạch, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Như vậy, Bộ GTVT nhận thấy đề nghị của Grab taxi là phù hợp với xu thế chung nên đã trình Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản 11098 ngày 20/8/2015. Sau khi trình Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở ý kiến của các Bộ ngành như Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính thì Thủ tướng đã có chỉ đạo, thể hiện ở văn bản 1850 ngày 19/10/2015, trong đó Thủ tướng cho phép một số nội dung.
Thứ hai, Thủ tướng giao cho Bộ GTVT nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Bộ Công an, Tư pháp, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, TT-TT tại các văn bản nêu trên để chủ trì phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trong phạm vi thí điểm để hướng dẫn DN triển khai thực hiện, đảm bảo chặt chẽ việc thí điểm, đặc biệt là công tác quản lý thuế… Trong đó lưu ý đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục rà soát, đánh giá thực hiện tình hình thực hiện nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đề xuất sửa đôi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, sau đó báo cáo Thủ tướng.
Từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã tổ chức triển khai, nhưng để thực hiện được việc này cần lên kế hoạch tổ chức triển khai, giám sát chặt chẽ , gắn với trách nhiệm của địa phương, của các đơn vị. Bộ GTVT đã giao cho các cơ quan chức năng của Bộ kiểm tra, giám sát chặt chẽ các vấn đề này, làm sao thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực GTVT hành khách.
Tôi nhắc lại, đã là kinh doanh vận tải hành khách phải có điều kiện, có tổ chức. Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng phải đảm bảo lành mạnh, hiệu quả hơn.
Grab và Uber có phải là đơn vị kinh doanh vận tải hay chỉ cung cấp công nghệ, thưa ông?
Còn qua làm việc với Grab taxi, chúng tôi nhận thấy họ được UBND TP HCM cấp là dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ vận tải hành khách công cộng trừ xe bus. Tuy nhiên, chúng ta thấy, Grab có chức năng kinh doanh vận tải khách đường bộ nhưng họ vẫn đang hoạt động như nhà cung cấp phần mềm kết nối là chính.Ông Trần Bảo Ngọc -Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT): Qua làm việc với Uber chúng tôi được biết đây là đơn vị kinh doanh công nghệ đã được UBND TP HCM cấp không phải là đơn vị kinh doanh vận tải. Họ đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý: Quản lý chung và quản lý thiết bị. Nên khẳng định họ không kinh doanh vận tải.
Vì vậy, khi dịch vụ của Uber và Grab kết nối với đơn vị vận tải thì thấy cả hai đang như những nhà cung cấp phần mềm chứ chưa phải là các đơn vị vận tải.
Vậy theo ông, Grab và Uber có phải là có phải là taxi trá hình?
Ông Trần Bảo Ngọc -Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT): Grab không phải taxi trá hình
Về Grab, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm vận tải khách theo hợp đồng điện tử. Trước hết chúng ta phải thấy có nhiều người hay nhầm gọi là Grab taxi nhưng thực chất nó là Grab Car.
Về vấn đề nó có phải là taxi trá hình hay không? Tôi khẳng định không phải là trá hình. Theo quy định của Luật GTĐB, NĐ 86 và TT63 thì taxi phải có đèn lắp trên nóc, đồng hồ tính tiền, có biển hiện bề ngoài, có màu sơn riêng, có biểu trưng (lô gô) riêng nhưng xe hợp đồng lại không vậy. Bề ngoài không giống nhau thì không thể trá hình được.
Về bản chất bên trong nó cũng khác nhau. Theo Luật GTĐB, kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có hành trình và tính tiền theo đồng hồ. Trên xe taxi kiểu gì cũng phải tính tiền theo đồng hồ để khách quyết định đi xa hay gần. Nhưng hình thức kinh doanh theo hợp đồng thì theo hợp đồng vận tải. Trên xe bắt buộc phải có hợp đồng vận tải và danh sách hành khách, nếu xảy ra có tranh chấp để bảo vệ hành khách vì đã có ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh vận tải.
Do đó, không có sự nhầm tưởng và có sự trá hình được.
Liên tiếp phạt Uber vì kinh doanh vận tải trái phép
Còn với Uber, Bộ GTVT đã làm việc, đơn vị này khẳng định chỉ cung cấp dịch vụ phần mềm kết nối, không kinh doanh vận tải. Do đó, Công ty Uber không thuộc đối tượng quản lý của Bộ GTVT. Tuy nhiên, hoạt động của Uber có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vận tải. Do vậy, Bộ GTVT quan tâm và tạo điều kiện để công ty có thể kinh doanh tốt, hiệu quả, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần giảm lưu lượng giao thông, giảm TNGT, giảm chi phí vận tải.
Đồng thời Bộ GTVT đã gửi văn bản đến Sở GTVT Hà Nội và TP HCM yêu cầu kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị kinh doanh phần mềm và kinh doanh vận tải để xem có đáp ứng các điều kiện hay không.Bộ GTVT đã yêu cầu Uber chỉ được ký hợp đồng với đơn vị vận tải có giấy phép, phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vận tải theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải đã và sẽ ký hợp đồng với Uber, khi ký phải đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải. Các trường hợp không đáp ứng thì đều là vi phạm.
Tại Hà Nội, sau một tháng, thanh tra đã phát hiện 18 trường hợp sử dụng Uber và ra quyết định xử phạt nhiều trường hợp vi phạm. Đối với TP.HCM, chỉ trong một tháng đầu tiên kiểm tra đã phát hiện 40 trường hợp vi phạm. Trong đó, kinh doanh vận tải không có giấy phép 19 vụ; không gắn biển hiệu 15 vụ; Không có danh sách hành khách, thiết bị GSHT 6 vụ.
Về lợi ích của Uber và Grab, Bộ GTVT rất ủng hộ với tinh thần sử dụng công nghệ nhưng phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh vận tải. Uber và Grab thực ra không phải là đơn vị kinh doanh vận tải mà chỉ là nhà cung cấp phần mềm công nghệ mà thôi.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Về vấn đề độc quyền hay không, đề án Bộ GTVT trình Thủ tướng đã đồng ý có hai nội dung chính: Thủ tướng đồng ý thí điểm với thời gian là 2 năm và tập trung ở 5 thành phố lớn.Bộ GTVT khuyến khích ứng dụng CNTT vào kinh doanh vận tải hành khách, đây là chủ trương được dư luận đồng tình. Tuy nhiên, đề án thí điểm kết nốt thông tin lại do 1 đơn vị cụ thể là Grab triển khai nên nhiều người đặt câu hỏi có hay không sự độc quyền trong sân chơi này? Nếu một đơn vị khác có đề án tương tự và muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì có được tham gia không? Điều kiện tham gia thế nào, thưa Thứ trưởng?
Trước hết ở đây phải hiểu thí điểm là chưa có tiền lệ, giờ thí điểm để tìm ra lợi thế, bất cập để có giải pháp khắc phục. Xu thế chung khi ứng dụng CNTT là quy luật tất yếu để phát triển. Khi thí điểm, chúng ta phân tích thuận lợi có được và khó khăn và khó khăn tồn tại thì chúng ta sẽ đạt được kết quả cao. Thứ hai là chúng ta phải hiểu đơn vị Grab taxi hiện nay là một nhà cung cấp công nghệ phần mềm trong quản lý vận tải, nó cũng có thể trở thành 1 đơn vị kinh doanh vận tải nêu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về cơ sở vật chất, về con người, về giấy phép kinh doanh hành nghề, khâu tổ chức, quản lý…
Khi họ trở thành 1 đơn vị kinh doanh vận tải mà họ kết hợp với công nghệ họ có thì tôi tin đây là mô hình hiệu quả trong điều kiện hiện nay chúng ta đang đòi hỏi. Họ ứng dụng thì họ sẽ quản lý doanh nghiệp tốt, quản lý doanh nghiệp bằng công nghệ ưu việt hơn. Chi phí cho người dân giảm đi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân nên tôi tin tưởng khi thực hiện thí điểm mô hình này sẽ có đánh giá cụ thể tìm ra ưu việt để áp dụng.
Trong thời gian 2 năm thực hiện thí điểm thì Bộ cũng đã có kế hoạch cụ thể. Trước hết phải khẳng định hiện nay Grab taxi là đơn vị thực hiện cung cấp phầm mềm ứng dụng CNTT trong quản lý nên dứt khoát họ sẽ phải hợp tác với các đơn vị kinh doanh vận tải đang được kinh doanh.
Thứ trưởng Lê ĐìnhThọ: Trong thời gian thực hiện thí điểm, nếu các đơn vị khác cũng đưa ra phần mềm, CNTT quản lý tốt như Grab hoặc hơn Grab và có ý tưởng ứng dụng trong vấn đề kinh doanh vận tải thì Bộ GTVT hoàn toàn ủng hộ. Mỗi một phần mềm có đặc thù riêng nhưng có mục đích chung của chúng ta là phục vụ vận tải với chất lượng tốt nhất.Trong thời gian chúng ta thực hiện thí điểm, các hãng taxi khác đưa ra ứng dụng tương tự có được không?
Về đề án thí điểm xe Grab hợp đồng điện tử, xin gửi câu hỏi đển Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT Lê Đỗ Mười, liệu thực hiện thí điểm có gây ùn tắc và có nên khống chế số lượng xe áp dụng thí điểm?
Năm 2012, chúng tôi đã thống kê Hà Nội có 17.000 taxi, trong đó có 3.000-4.000 taxi dù. Khi chúng tôi bắt tay nghiên cứu, đưa ra giải pháp tương tự các nước phát triển như tổng đài chung, nhiều doanh nghiệp có ý kiến. Chúng tôi cũng đã thí điểm trời mưa gọi taxi hãng nào cũng báo chờ 10-10 phút, nên thường khách hàng phải gọi 3 hãng, vì hãng nào cũng báo chờ. Và sau 30 phút có 3 hãng điều xe tới, có hãng điều 2 xe tới, bản thân điều đó gây ùn tắc.Ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT: Hiện chúng tôi không có căn cứ xác định khi triển khai Grab taxi thì gây ùn tắc, không có có gì cho thấy khi áp dụng 1 phần mềm ứng dụng thì nhu cầu taxi sẽ tăng lên để có thể gây ùn tắc. Đây chỉ là phần mềm các doanh nghiệp áp dụng để kinh doanh, không có căn cứ chứng minh số lượng phương tiện tăng lên. Hơn nữa, đầu tư 1 xe taxi rẻ nhất cũng mất 300 triệu, nếu chỉ thí điểm 2 năm không kiểu gì thu hồi được vốn, do đó không 1 doanh nghiệp nào dám đầu tư xe để thí điểm trong 2 năm, hoặc đầu tư để phát triển xe rầm rộ chỉ để thí điểm ứng dụng phần mềm này. Còn bản thân số xe hiện nay chúng ta đang có, không có phần mềm này thì số xe này vẫn đi trên đường. Do đó, cơ sở khoa học và thực tiễn đều không thể chứng minh phần mềm này gây ùn tắc.
Thậm chí, khi Grab ký hợp đồng với các hãng taxi để áp dụng phần mềm của họ, thì giảm lượng xe ùn tắc. Bởi bản tính khách hàng của chúng ta hiện nay bắt xe dọc đường rất nhiều, taxi đứng giữa đường tạt ngang tạt ngửa gây ùn tắc. Dùng phần mềm Grab có lộ trình cụ thể, điểm đón cụ thể, thuận lợi cho người dử dụng. Chúng ta cần nhân rộng ứng dụng này cho các hãng taxi truyền thống để tạo nên hệ thống vận tải thông minh như các nước hiện nay.
Các xe chạy hợp đồng đi các tỉnh sẽ quay trở về thành “taxi dù kiểu mới” trong nội đô. TP HCM và TPHCM ước tính có hơn 2000 xe như vậy. Số xe này có tạo áp lực cho giao thông đô thị không, thưa ông?
Ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT: Tất cả các xe hợp đồng đang chạy ngoại tỉnh, doanh nghiệp đã xác định lượng khách ổn định, hợp đồng ổn định. Ở nước ta mùa lễ hội khá nhiều. Nếu số xe này có quay về ngoại tỉnh để chạy cũng rất ít, và không ảnh hưởng đến giao thông nội đô của các thành phố lớn. Vì bình thường số xe này vẫn phải đón khách từ nội đô chạy đi các tỉnh, nên không có cơ sở để xác định số xe này nếu quay về nội đô sẽ gây ùn tắc.
Hiện nay quản lý dịch vụ hợp đồng điện tử có đủ cơ sở pháp lý và có giải pháp nào không?
Luật sư Trương Thanh Đức: Về hình thức dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng yêu cầu phải bằng văn bản, mà hiện nay chỉ thể hiện bằng thông điệp dữ liệu thì có hợp pháp hay không? Mặc dù Nghị định số 86/2014/NĐ-CP không quy định rõ, nhưng tôi cho rằng thông điệp dữ liệu đương nhiên được công nhận như là văn bản. Điều này đã được giải quyết theo các quy định sau: Khoản 12, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định như sau “12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.”. Điều 12, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã quy định như sau: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản”. Và khoản 15, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau: “15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đương nhiên các thông điệp dữ liệu như của Uber hay Grab hiện nay đã có giá trị như đối với văn bản. Nếu pháp luật quy định cần phải có những nội dung gì khác trong hợp đồng, thì sẽ phải đáp ừng đầy đủ. Tuy nhiên, cũng cần xem lại yêu cầu về nội dung của hợp đồng, không cần thiết quá nhiều yếu tố như hiện nay, chẳng hạn như tuổi của khách hàng.
Việc Grab khuyến mại rầm rộ thời gian qua có vi phạm Luật cạnh tranh?
Luật sư Trương Thanh Đức: Theo Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ trường hợp nào là khuyến mại hợp pháp và thủ tục thực hiện như thế nào. Chẳng hạn nếu khuyến mại ở một tỉnh, thành thì đăng ký ở Sở Công thương, nếu ở nhiều tỉnh thành thì đăng ký ở Bộ Công thương.
Áp dụng vào taxi có nhiều loại khuyến mại, giảm giá cho khách hàng, chi tiền cho tài xế, nhận phần thưởng khác,… Vậy thì cần làm rõ bản chất khuyến mại ở đây là do người ta hạ giá thành, nên giảm giá, hay khuyến mại thế nào… Theo luật, nếu như khuyến mại mà không đăng ký là vi phạm, còn chúng ta hiểu đây là xe hợp đồng chứ không phải taxi như. Để biết có vi phạm hay không thì phải nắm rõ từng trường hợp cụ thể. Theo tôi, đặt giá cao, giá thấp vào các thời điểm khác nhau không phải là khuyến mại, nên không vi phạm pháp luật.Và theo quy định, việc giảm giá hàng hoá, dịch vụ nói chung, với dịch vụ vận tải nói riêng là được phép nhưng không quá được giảm quá 50%. Tuy nhiên, ngay cả quy định mức trên cũng không hợp lý, cần phải xem lại. Tôi cho rằng nên cho phép giảm giá tới 100%, miễn là không vi phạm Luật cạnh tranh.
Tôi từng gọi xe taxi truyền thống lúc trời mưa, cả tiếng đồng hồ không có xe, mặc dù tôi sẵn sàng trả giá cao hơn. Grab taxi có thể giải quyết tốt chuyện này. Gọi taxi truyền thống, thì cứ ngồi chờ không biết có hay không và nhanh hay chậm. Có khi không có xe nào đến, nhưng có khi năm ba xe cùng lao đến, gây ra tình trạng phải phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu tranh khách, gây ra tai nạn, cực kỳ nguy hiểm. Đó là điều khác nhau cơ bản giữa taxi truyền thống với loại hình ứng dụng công nghệ cao.
Có ý kiến cho rằng, Uber hay Grab cần phải chịu sự quản lý về theo Luật quản lý giá. Theo ông điều này có đúng không?
Luật sư Trương Thanh Đức: Nếu là xe taxi truyền thống thì phải chịu sự quản lý về giá cước theo Luật Giá. Tuy nhiên, vì là xe hợp đồng thì nhà cung cấp dịch vụ có quyền tự đặt giá và thoả thuận với khách hàng mà không hề vi phạm pháp luật. Giá rẻ hay đắt tại các các khung giờ, hoàn cảnh khác nhau là hợp lý hơn hẳn gộp chung tất cả một giá.
Nói thêm về cách quản lý giá, tôi đề nghị Bộ GTVT và Bộ Tài chính xem xét lại cách quản lý theo cách này. Vừa rồi, vô tình xem thông tin về đường bay Nha Trang – Hải Phòng mới khai trương, tôi thấy đều là giá khuyến mại cả, nhưng giá thấp nhất – cao nhất chênh nhau tới 4 lần. Điều này hợp lý hơn nhiều so với trước đây chưa lâu, chỉ có Vietnam Airlines áp dụng một giá duy nhất. Do đó, tôi nghĩ nên thay đổi theo cách quản lý giá mà Grab đang áp dụng, theo phương pháp giá trần, giá sàn để doanh nghiệp ấn định cụ thể. Đến một thời điểm thích hợp thì bỏ khống chế giá, thị trường sẽ đặt ra giá tốt nhất.
Ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải: Trong trường hợp này cần có sự phân biệt rõ, có sự quản lý giá của Nhà nước với taxi và xe hợp đồng.Việc Grab và Uber tự xây dựng giá có vi phạm các quy định về quản lý giá của Nhà nước?
Theo Thông tư 152 có quy định về quản lý giá cước có hai quy định: Loại xe phải kê khai giá cước vận tải: kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; xe Bus và kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Như vậy, kinh doanh vận tải khách bằng taxi thì phải kê khai giá cước. Tuy việc định giá cước là quyền của DN, nhưng trong thời gian 5 ngày DN phải có hồ sơ giá cước và gửi bản kê khai đến cơ quan quản lý và sau 5 ngày không có phản hồi, mới được áp dụng.
Vì vậy, nếu như phần mềm sử dụng đối với taxi như Uber mà thay đổi giá xoành xoạch là vi phạm Thông tư 152. Cho nên có những trường hợp như Grab sử dụng phần mềm đưa vào taxi đã đăng ký kinh doanh vận tải, có đủ điều kiện, xe có phù hiệu, lái xe có đủ bằng cấp, khi thực hiện kết nối xong, họ hoàn thành xong nhiệm vụ. Sau đó, hành khách đi xe vẫn nhìn đồng hồ tính tiền và trả tiền mặt như thế mới đúng. Như vậy không có chuyện tự ý tăng giá được vì muốn tăng thì phải kê khai với cơ quan quản lý nhà nước và 5 ngày sau mới được thực hiện.
Tuy nhiên, đối với xe hợp đồng thì khác. Thông tư 152 lại quy định việc DN có phải kê khai giá hay không là do UBND tỉnh, thành đó có thấy cần thiết hay không. Tôi được biết, hầu hết các tỉnh, thành thấy không cần thiết vì chuyện đó là do thoả thuận giữa người vận tải và người thuê xe và phải chấp nhận giá đó một cách vui vẻ.
Trong khi đi taxi, đã lên xe không có quyền mặc cả, hành khách phải trả theo mức cước đã sẵn có theo niêm yết. Vì vậy, khi đã không kê khai giá, Grab đưa phần mềm của họ vào DN vận tải theo ngày, theo mùa là quyền của họ, nhưng khi Grab điều chỉnh mức lên xuống đó, không phải do Grab mà do chính các đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh vì đây quyền của đơn vị kinh doanh vận tải. Người ta chỉ thông qua phần mềm của Grab để thể hiện giá đó thôi. Về hợp đồng, không phải hành khách ký hợp đồng với Grab mà họ đang đăng ký thông qua phần mềm với đơn vị kinh doanh vận tải. Đó là điều rất khác nhau.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Vấn đề ứng dụng phần mềm trong kinh doanh vận tải taxi lâu nay không ai nghĩ, không ai làm, đến nay mới có Grab đề xuất kiến nghị làm. Từ thực tiễn vừa qua, để áp dụng đồng bộ và vì đây là cái mới nên cần thí điểm để đánh giá kỹ lưỡng xem chúng ta được gì, chưa được gì. Xu thế của phát triển là chúng ta phải ứng dụng CNTT đạt mục tiêu thuận lợi nhất cho dân, chi phí thấp nhất cho dân, đảm bảo ATGT, an ninh trật tự trên địa bàn.Việc đồng ý cho Grab taxi thực hiện đề án thí điểm có tạo sự bất bình đẳng cho các đơn vị khác, thưa Thứ trưởng?
Đây là thí điểm nên phải thận trọng, và Bộ GTVT đã trình Thủ tướng xin ý kiến, Thủ tướng đồng ý nên Bộ GTVT có kế hoạch triển khai theo đúng quy định của pháp luật. Tôi khẳng định kể cả Grab car hay Uber hay các đơn vị khác nếu có phần mềm ứng dụng này khi vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đều phải tuân thủ theo quy định về kinh doanh. Trong quá trình thực hiện nếu thấy có gì không phù hợp thì chúng ta có thể loại bỏ và sửa đổi bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường thông thoáng những vẫn đảm bảo sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Đó có phải là lý do chúng ta thực hiện thí điểm 2 năm, thưa Thứ trưởng? Bởi vì chúng tôi nhận được câu hỏi vì sao thời gian thí điểm là 2 năm mà không phải 1 năm?
Khi mình ứng dụng phần mềm này, đây là kinh doanh có điều kiện, đối tượng là doanh nghiệp, là HTX. Đã là doanh nghiệp, HTX hoạt động trong kinh doanh vận tải hành khách có điều kiện thì phải có tổ chức. Một trong những điều kiện chúng tôi đưa vào kinh doanh có điều kiện là phương án tổ chức kinh doanh, gồm con người, khâu tổ chức, quản lý xe xuất bến, xe về bến, đảm bảo ATGT, an toàn kỹ thuật và một số điều kiện khác… Để doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện này thì cần thời gian, theo tôi, 2 năm là phù hợp.Kinh doanh vận tải hành khách thì vấn đề an toàn cho con người là trên hết.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ: Trong quá trình thời gian qua, việc xuất hiện của Grab và Uber cũng đã được dư luận ghi nhận thuận lợi hơn, giá rẻ hơn, rút ngắn thời gian hơn. Nhưng nó cũng có cái bất cập là các đơn vị cung cấp dịch vụ này chưa có giấy phép kinh doanh, nếu đối chiếu cũng vi phạm quy định của pháp luật. Thứ hai là khi thực hiện phần mềm này mà liên kết với các đối tượng không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thì họ cũng vi phạm quy định của pháp luật.Việc tranh luận giữa Grab, Uber và các hãng truyền thống diễn ra khá lâu mà chưa có hồi kết. Mới đây Hiệp hội Vận tải HN có kiến nghị Bộ GTVT yêu cầu tạm dừng hoạt động của 2 loại hình này? Quan điểm của Bộ GTVT về vấn đề này như thế nào? Hội nghị mới đây tổ chức ở Sở GTVT có nhiều ý kiến phản đối gay gắt Uber và Grab. Bộ GTVT có động thái mạnh mẽ như thế nào để chấm dứt sự tranh cãi này? Theo dự đoán của lãnh đạo Bộ GTVT thì taxi truyền thống có đổi mới gì không trong cuộc chiến với Grab và Uber?
Bên cạnh đó, họ cũng không thực hiện theo quy định về trách nhiệm với Nhà nước trong vấn đề thuế, các hoạt động kinh doanh nên cũng gây mất trật tự. Đặc biệt là vấn đề về thuế. Anh có thu nhập thì anh phải kê khai tài khoản và phải nộp thuế theo quy định của Nhà nước, nhưng vẫn có vấn đề trốn thuế. Đây là những bất cập mà chính từ thực tiễn này đã kiến nghị Chính phủ cho thí điểm để thực hiện quản lý chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Việc triển khai thí điểm Grab taxi sẽ tạo ra sự cạnh tranh, thứ nhất là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách với nhau, thứ hai là cạnh tranh giữa các đơn vị có phần mềm quản lý với tính ưu việt cao hơn với doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống.Ứng dụng CNTT trong kinh doanh taxi là xu thế mới. Từ đánh giá kết quả và thấy rằng đây là hướng đi đúng, thì dứt khoát các đơn vị kinh doanh taxi, hợp đồng hay các đơn vị kinh doanh vận tải khác sẽ chuyển đổi mô hình quản lý và phải ứng dụng các CNTT vào quản lý. Xu thế này sẽ kéo mô hình taxi truyền thống có sự chuyển đổi nhanh. Tôi tin thời gian tới các đơn vị, các doanh nghiệp, HTX sẽ quan tâm hơn và đổi mới phương thức kinh doanh vận tải của họ, với một mục tiêu mọi người và doanh nghiệp đều mong muốn là sự hài lòng, sự an toàn của người dân và giảm được chi phí trung gian.
Không phải Grab hay Uber mà bất cứ doanh nghiệp nào đó có phần mềm ưu việt hơn thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào mà có phần mềm nào ứng dụng hiệu quả hơn thì người ta sẽ lựa chọn, như vậy là phù hợp với quy luật của thị trường.
Thời gian tới, chúng ta phải làm sao tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, cần có quy định cụ thể hơn nhưng quy định đó cũng phải từ thực tiễn thí điểm. Có những cái chúng ta cần phải bỏ đi, nhưng cũng có những cái chúng ta phải tăng cường quản lý, như vấn đề về thuế. doanh nghiệp, HTX đã đăng ký hoạt động thì phải tuân theo quy định về Luật Doanh nghiệp, Luật HTX.
Về giá cước, nó cũng sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường, giá như giá taxi có niêm yết giá cước, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT: Chúng tôi đang thực hiện Đề án quản lý taxi Hà Nội do Sở GTVT Hà Nội đặt hàng Viện Chiến lược và phát triển GTVT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống kê ở taxi Hà Nội có 17.000 xe, taxi dù 3-4 nghìn xe, chưa tính taxi từ các tỉnh về Hà Nội. Chúng tôi đã đề xuất giải pháp quản lý taxi Hà Nội bằng cách sơn màu taxi, rồi tổng đài chung… Một số nội dung của đề án đang được Sở GTVT Hà Nội thực hiện như khống chế số lượng taxi đăng ký mới , taxi Hà Nội hiện đã quy củ hơn.Nhiều hãng taxi đang băn khoăn cùng với nhiêu quy định siết chặt khác, việc áp niên hạn sử dụng xe 8 năm là gây thêm khó khăn cho các hãng?
Về vấn đề niên hạn sử dụng xe, với nhiệm vụ cơ quan tư vấn, qua điều tra khảo sát chúng tôi cho rằng taxi mà có 12 năm tuổi đời, bản thân hành khách cũng nghi ngại. Bởi bước lên cái xe tuổi đời quá cao, cảm giác cũ kỹ và mất an toàn, khách cũng không muốn sử dụng nữa. Và khi khách không muốn sử dụng chiếc xe đó, bản thân hãng cũng khó kinh doanh. Mục tiêu đề án của chúng tôi là chất lượng dịch vụ phải tốt, an toàn, chúng tôi căn cứ vào đó để đề xuất tham mưu cho Bộ để đưa ra khung chung về niên hạn sử dụng xe taxi là 8 năm.
Với số lượng phương tiện taxi hiện nay chúng tôi khảo sát, chỉ 5-6 năm các hãng đã thay xe rồi.
Xin cảm ơn Thứ trưởng và các vị khách mời đã tham gia tọa đàm.
————————–
Giao thông (Giao thông phát triển) 24-11-2015:
http://www.baogiaothong.vn/thi-diem-de-siet-grab-uber-vao-khuon-kho-d128861.html
(980/6.625)