911. Sửa điều kiện kinh doanh: Đừng “trói tay, trói chân” doanh nghiệp

(TT) – “Sửa điều kiện kinh doanh cần phải có một quá trình xuất phát từ yêu cầu của pháp luật, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp (DN), từ tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để có những thiết kế phù hợp, bảo đảm không “trói tay, trói chân” DN khi tham gia thị trường”.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc tin rằng “Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về điều kiện kinh doanh “cản trở” hoạt động kinh doanh của DN”. Ảnh: Thảo Nguyên

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với báo chí.

+ Ngày 1/7 là “hạn chót” các thông tư quy định điều kiện kinh doanh nếu không được nâng cấp lên nghị định sẽ hết hiệu lực nên các Bộ đang “chạy đua” trình dự thảo lên Chính phủ. Tuy nhiên, các chuyên gia và DN đang đầy quan ngại về chất lượng các văn bản. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

– Đúng vậy! Các bộ đang “vắt chân lên cổ” để rà soát, trình Chính phủ các dự thảo quy định điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, với một thời gian ngắn như vậy, chất lượng các văn bản sẽ không được bảo đảm. Tôi tin như vậy! Vì việc rà soát phải được thực hiện rất kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo ý kiến của cộng đồng DN, theo đúng quy trình.

Hiện đang có khoảng gần 6 nghìn điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư. Trong số này có gần 3 nghìn điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền.

 

Tránh “ốc mượn hồn, biến điều kiện kinh doanh thành quy chuẩn kỹ thuật một cách trái luật”

Theo luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ Công tác Thi hành Luật DN và Luật Đầu tư, ngay cả trường hợp ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư năm 2014, nhưng nếu cứ chép lại điều kiện kinh doanh trong các thông tư vào nghị định hay cứ ban hành điều kiện kinh doanh không có cơ sở hợp lý, thì không những gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh, mà cũng còn trái với quy định tại khoản 1, Điều 7 về “ngành, nghềđầu tư kinh doanh cóđiều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014. Thậm chí việc đó còn vi Hiến, trái với Hiến pháp năm 2013.

Liên quan đến sự “nhập nhằng” giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật năm 2016, luật sư Trương Thanh Đức cảnh báo, 2 vấn đề này đều có chung ít nhất 2 mục tiêu là để bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn sức khoẻ. “Điều kiện kinh doanh” thì không thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, còn “quy chuẩn kỹ thuật” thì lại chỉ thuộc thẩm quyền của các bộ. Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm xử lý để tránh tình trạng điều kiện kinh doanh trá hình kiểu ốc mượn hồn, biến “điều kiện kinh doanh” thành “quy chuẩn kỹ thuật” một cách trái luật.

Các bộ, ngành dường như đang thực hiện các hoạt động này một cách cơ học. Đó là nâng các quy định từ cấp thông tư lên thành nghị định và vẫn giữ nguyên tính chất của quy định, chưa đánh giá về tính hợp lý và hiệu quả của các quy định về điều kiện kinh doanh.

 

Cho nên, sau ngày 1/7, mặc dù đã nâng cấp một loạt các thông tư lên nghị định rồi sẽ phải bắt đầu một quá trình rà soát thật tích cực để loại bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp.

+ Vậy trong số gần 6 nghìn điều kiện kinh doanh như vậy, đã có thông kê sẽ loại bỏ, sửa đổi điều kiện kinh doanh nào chưa, thưa ông?

– Chưa có kết luận cuối cùng! Các bộ đang rà soát tích cực và đưa ra được các dự thảo. Theo tôi được biết, số lượng điều kiện kinh doanh được đề xuất bãi bỏ, sửa đổi là không đáng kể so với với tổng số gần 6000 điều kiện kinh doanh đang có hiệu lực.

Ở đây, tôi thấy, đang có một sự lẫn lộn giữa điều kiện kinh doanh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Rất nhiều cái chúng ta gọi là điều kiện kinh doanh không phải thực sự là điều kiện kinh doanh mà là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Trong khi, có rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phải được quy định bởi cơ quan nhà nước mà được quy định bởi các hiệp hội ngành nghề, xã hội. Nhà nước không nên “ôm” hết tất cả. Sự giám sát của xã hội, của cộng đồng, của hiệp hội nghề nghiệp rất quan trọng trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các ngành nghề kinh doanh.

+ Theo ông, sửa điều kiện kinh doanh phải được thực hiện như thế nào để không “gây khó” cho DN, cũng như tạo nên những nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực?

– Có rất nhiều căn cứ để rà soát, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Đầu tiên, là phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh. Tiếp đó, phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của cộng đồng DN. Thứ ba là vấn đề mà chưa có bộ, ngành nào nêu ra, đó là nhìn ra các nước xung quanh, những nước có điều kiện giống chúng ta để thấy họ quy định điều kiện kinh doanh như thế nào.

Tôi tin rằng, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về điều kiện kinh doanh “cản trở” hoạt động kinh doanh của DN. Cho nên, sửa điều kiện kinh doanh cần phải có một quá trình xuất phát từ yêu cầu của pháp luật, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của DN, từ tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để có những thiết kế phù hợp, bảo đảm không “trói tay, trói chân” DN khi tham gia thị trường.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

DN “kêu trời”

Mang nhiều bức xúc về những điều kiện kinh doanh trong Nghị định 19 về kinh doanh khí và Thông tư 03 của Bộ Công thương hướng dẫn nghị định này, ông Hà Thanh Tùng, đại diện Cty TNHH Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Đông Tùng từ Hà Giang cho biết, để trở thành thương nhân phân phối gas, phải xin 2 giấy phép, trong khi trước đây chỉ 1 giấy. Tuy nhiên, nếu làm đúng quy định của Thông tư 03, nhiều DN không có cách gì để xin được giấy phép. Chưa kể, từ lúc xin giấy phép của Bộ Công thương đến khi đại lý nhận được giấy phép bán hàng, DN mất 135 ngày trong khi trước đó, thời gian cấp chỉ 7 ngày.

Còn ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Cty TNHH thương mại Thiên An Phúc (Hà Nội), đại diện cho các DN nhập khẩu ô tô cũng “kêu trời” về Thông tư 20 (năm 2011) của Bộ Công thương, đang được “sao chép” vào dự thảo nghị định mới để trình Chính phủ. Theo ông Tuấn, thông tư 20 yêu cầu DN phải có giấy ủy quyền của chính hãng mới được nhập khẩu ô tô, và đây là điều kiện bắt buộc khiến nhiều DN ngắc ngoải. Liệu yêu cầu này có trái với Luật DN về điều kiện đầu tư kinh doanh, và có phải vì lợi ích nhóm và kéo dài điều kiện này?


Thảo Nguyên

———————————

Thanh tra (Thị trường) 17-6-2016:

http://thanhtra.com.vn/kinh-te/thi-truong/dung-troi-tay-troi-chan-doanh-nghiep_t114c1067n104930

(263/1.383)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,599