917. Vụ 8 doanh nghiệp sữa “kêu cứu”: Dài cổ chờ phản hồi chính thức

(KTĐT) – Theo thông tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa trong 2 số báo ngày 2/12 và 3/12, 8 DN sản xuất, nhập khẩu (NK) sữa nguyên liệu đã đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính để phản đối công văn thay đổi mã số không có căn cứ đối với mặt hàng Anhydrous Milkfat và buộc các DN phải nộp lại thuế NK chênh lệch của mặt hàng này từ năm 2010. Tuy nhiên, đến nay, kết luận cuối cùng vẫn chưa được cơ quan hải quan thông báo.

Chưa có phản hồi chính thức từ hải quan

Trong văn bản kiến nghị, các DN sữa này nêu rõ, việc áp thuế không đúng của cơ quan hải quan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN. Ước tính, nếu thay đổi mức thuế từ 5% ban đầu lên đến 15% thì số tiền truy thu sẽ và khoảng 700 – 1.000 tỷ đồng.

Người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm sữa tại siêu thị Hapro. Ảnh: Phạm Hậu

Ngày 2/12, trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Dương Thái – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, Tổng cục đã nhận được văn bản của 8 DN này. Tổng cục đang chuẩn bị báo cáo Bộ Tài chính và sẽ có văn bản trả lời DN cũng như thông tin rộng rãi trong thời gian sớm nhất. Theo một nguồn tin khác, ngày 3/12, Tổng cục Hải quan đã họp với Bộ Tài chính để báo cáo về sự việc. Tuy nhiên, đến nay, Tổng cục vẫn “im hơi, lặng tiếng” trong việc phát ngôn chính thức.
Trước đó, đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) đã có ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, đây chưa phải là phản hồi chính thức từ Tổng cục Hải quan. Vị đại diện này cho biết, theo quy định thì Anhydrous Milkfat (dầu bơ khan) và Anhydrous Butterfat (chất béo khan của bơ) là 2 mặt hàng khác nhau, có mã số HS và thuế suất khác nhau. Đối với hàng có tên thương mại là Anhydrous Milkfat thì mã số là 0405.90.90 có mức thuế NK là 15%, còn Anhydrous Butterfat thuộc mã số 0405.90.10 có thuế suất thuế NK là 5%. “Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các địa phương. Tuy nhiên, khi NK, một số DN nhập mặt hàng dầu bơ khan vẫn khai là chất béo khan của bơ. Trường hợp này không phải là một mặt hàng mà biểu thuế là 2 dòng hàng. Ý kiến của Bộ Công Thương và kinh nghiệm tại Thái Lan đều xác định đây là 2 mặt hàng khác nhau với thuế suất khác nhau” – đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan khẳng định. Vị này cho hay, việc kiểm tra sau thông quan là bình thường. Từ dấu hiệu nêu trên, ngành hải quan đã có chỉ đạo hải quan các địa phương kiểm tra sau thông quan.

Từ ngày 3/12 đến nay, sau nhiều nỗ lực liên hệ của phóng viên, đại diện lãnh đạo các bộ phận liên quan hoặc không nghe máy hoặc không có phản hồi.

Đừng làm khó và bắt bí doanh nghiệp

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Luật sư Trương Thanh Đức – Công ty Luật ANVI cho rằng, nếu DN cố tình khai sai, khai gian dối, nhằm trốn, giảm nghĩa nộp thuế, thì phải truy thu và còn phải xử phạt vi phạm theo đúng luật định. Còn nếu DN đã khai đúng theo nhận thức, yêu cầu, thậm chí đôi khi đã tranh luận qua lại rồi mới đi đến thống nhất kê khai như vậy, thì không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm về một việc mà không do lỗi của họ. Nếu do quy định không rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau, áp cả 2 mã hàng đều đúng, thì đó là lỗi của quy định, của các cơ quan quản lý. Cũng theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc truy thu trở lại các năm trong khi DN đã quyết toán sổ sách, lời lãi chia cổ tức cho cổ đông cũng gây khó cho DN. Hơn nữa, yêu cầu nộp thuế trong thời gian ngắn là bắt bí DN: “Qua vụ việc này có thể thấy, số lượng và giá trị hàng hóa nộp thu rất lớn. Vậy nên, quy định cần rõ ràng, minh bạch. Đừng làm khó và bắt bí DN” .

Ở một khía cạnh khác, đại diện Công ty Luật Inteco – ông Hà Huy Phong cho rằng, hậu kiểm là hoạt động bình thường của cơ quan hải quan. Việc truy thu thuế của 8 DN sữa phải chờ kết quả thanh, kiểm tra mới xác định được đúng, sai. Tuy nhiên, ông Phong cũng không loại trừ trách nhiệm của hải quan trong quá trình xác định mã sản phẩm hàng hóa tại thời điểm kê khai do trình độ và đạo đức cán bộ, công chức hải quan.

Đại diện các DN sữa này cho hay, những văn bản chỉ đạo điều hành thu ngân sách mang tính cá biệt do Tổng cục Hải quan vừa mới ban hành gửi đến các Cục Hải quan địa phương yêu cầu thực hiện mang tính chủ quan và áp đặt. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Hà Lâm

————————————————————–

Kinh tế & Đô thị (Doanh nghiệp) 07-12-2015:

http://www.kinhtedothi.vn/kinh-te/doanh-nghiep/2015/12/81030b54/vu-8-doanh-nghiep-sua-keu-cuu-dai-co-cho-phan-hoi-chinh-thuc/

(215/971)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,680