93. “Tập đoàn kinh tế nhà nước”: Luẩn quẩn và mâu thuẫn.

“Tập đoàn kinh tế nhà nước”: Luẩn quẩn và mâu thuẫn.

(TBKT) – Góc nhìn của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, phụ trách pháp chế Ngân hàng Bảo Việt – về dự thảo nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế Nhà nước, hiện đang được lấy ý kiến góp ý.

Thấy gì và cần gì qua dự thảo nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước?
Thiếu cơ sở pháp lý

Xem ra vẫn chưa rõ căn cứ pháp lý để ban hành nghị định này. Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 chỉ có khái niệm tổng công ty. Như vậy là không có căn cứ pháp lý từ luật này.

Còn Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã nêu rõ: “Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế.” Như vậy, nếu căn cứ vào luật này, thì nghị định phải quy định về tập đoàn kinh tế nói chung, chứ không chỉ “quan tâm” đến một nửa vấn đề.

Vậy, ban hành nghị định về tập đoàn kinh tế nhà nước là chưa phù hợp với Điều 56, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 149, Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Nhất là trong bối cảnh chuẩn bị xoá sổ Luật Doanh nghiệp Nhà nước từ 1/7/2010 sắp tới để tất cả cùng chung một sân chơi là Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Danh không chính, ngôn chẳng thuận

Chỉ riêng chuyện đặt tên doanh nghiệp liên quan đến chữ tập đoàn cũng đã thấy khó chấp nhận.

Nếu đã không cho đặt tên là tập đoàn, thì cần cấm tiệt, chứ đừng nửa nạc, nửa mỡ kiểu cho phép nhét chữ tập đoàn vào sau chữ công ty. Thế thì chỉ cần viết đúng một lần duy nhất, sẽ nghiễm nhiên được dùng sai cả đời cái từ tập đoàn thay cho từ công ty.

Quy định rõ tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không phải là một tổ chức kinh tế, nhưng chính tên công ty mẹ lại được nhập nhằng gọi là tập đoàn một cách hợp pháp, thì khác nào “đánh lừa” thiên hạ?

Theo dự thảo nghị định, các tập đoàn và tổng công ty phải chuyển tên gọi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Xem chừng đúng Luật Doanh nghiệp, nhưng liệu có chuyện công ty mẹ là Công ty TNHH Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (tập đoàn hiện nay), trong khi các công ty con lại là Tổng công ty Bưu chính và Tổng công ty Viễn thông?

Công ty mẹ là Công ty TNHH Dầu khí Việt Nam (tập đoàn hiện nay), trong khi các công ty con lại là Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí?

Thậm chí công ty mẹ là Công ty Cổ phần Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt đã được cổ phần hoá) mà các công ty con là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ (đã được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005)?

Thế thì pháp luật cần phải quy định thật rõ về việc chuyển đổi mô hình và sử dụng thuật ngữ tập đoàn, không chỉ với khối nhà nước mà tất cả.

Bình không mới, rượu quá cũ

Có thể nói đây là nghị định mong muốn sửa sai mô hình tổng công ty nhà nước, vì “thật ra, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển hay đang phát triển, kể cả Trung Quốc, trong thuật ngữ kinh tế cũng như trong ngôn ngữ thông thường, không có cụm từ “tổng công ty””.

Một trong những điểm gây tranh luận gay gắt là tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Thì cũng vẫn là câu chuyện xưa cũ. Khi thành lập các tổng công ty có tới hàng ngàn tỷ đồng tiền vốn, nhưng lại đều là vốn của các công ty thành viên hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ.

Tổng công ty chỉ là cái vỏ rỗng, chỉ có quyền pháp lý với văn phòng tổng công ty, nhưng vẫn đàng hoàng là siêu pháp nhân bấy lâu, là pháp nhân trùm lên pháp nhân. Vậy thì quy định tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân thì cũng vậy.

Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ: “Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, thế nhưng vẫn có tới 8 tập đoàn kinh tế nhà nước đã được đăng ký kinh doanh và đang có tư cách pháp nhân, trong đó có cả tập đoàn mới được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Với nghị định này, thì gần như tất cả các tổng công ty 90-91 đều sẽ biến thành tập đoàn.

Danh mục ngành nghề kinh doanh chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước thuộc đối tượng áp dụng nghị định chỉ là bản sao ngành nghề của các tập đoàn và tổng công ty 91, không phù hợp với “đối tượng áp dụng” đã được nêu tại Điều 2. Trong đó vẫn có cả ngành thuốc lá rất độc hại cho xã hội, hoàn toàn không nên khuyến khích, nhưng Nhà nước vẫn muốn chuyển thành tập đoàn.

Và không biết tại sao lại phải hình thành cả tập đoàn trong ngành “đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước”?

Loay hoay ông chủ

Nhà nước vẫn loay hoay với vai trò của ông chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tập đoàn kinh tế nhà nước, thì đúng với anh 100% vốn nhà nước, tạm đúng với anh có trên 50% vốn nhà nước, nhưng lại ôm cả những là công ty “cháu” chỉ có chừng một nửa của tỷ lệ 51% vốn nhà nước (nhân tỷ lệ 51% vốn của của công ty con trong công ty cháu với 51% vốn của công ty mẹ trong công ty con), thậm chí còn ôm hết cả những doanh nghiệp chỉ có một chút “dây mơ rễ má” như Điều 2 (Đối tượng áp dụng) của dự thảo nghị định thì quả là điều gay go.

Gay go ở chỗ, sau khi cổ phần hoá xong các doanh nghiệp nhà nước, thì phần lớn sẽ quay ngược trở lại dưới trướng tập đoàn nhà nước. Phải chăng là để khắc phục tình trạng “chưa có một người chủ nào trên thế giới quản lý đồng vốn của mình như thế” sau khi cổ phần hoá.

Bản chất của tập đoàn kinh tế nhà nước là kinh doanh, nhưng lại không được thả sức kinh doanh. Nhưng dường như kinh doanh của các tập đoàn trong thời gian qua là để phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước chứ không phải là phục vụ kinh doanh?

Có một số ý kiến trách các tập đoàn là quá tham vọng. Nhưng thực chất tham vọng của các tập đoàn, chính là tham vọng của Nhà nước, ông trọng tài kiêm “cầu thủ” trên sân kinh tế. Ông chủ quản lý nền kinh tế quốc gia, thì buộc phải nói công bằng với các doanh nghiệp, nhưng ông chủ kinh doanh thì hẳn là sẽ “thương” túi tiền của “con đẻ” hơn của “con nuôi”?

Mâu thuẫn không nhỏ

Cái gốc của hình thành tập đoàn là sự tự nguyện thoả thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập.

Nhưng cũng giống như việc “tự nguyện” hình thành tổng công ty 90-91 trước đây, thủ tục hành chính để xuất nhập tập đoàn là vô cùng chặt chẽ và phải được Thủ tướng phê duyệt đề án trong đó có doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết (Điều 11). Lợi ích thật sự của các thành viên, yếu tố quyết định tham gia tập đoàn vẫn quá mờ nhạt trong việc hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tiền của Nhà nước, nên Nhà nước muốn cho tập đoàn làm gì cũng được. Tuy nhiên, suy cho cùng thì tiền đó lại đều là tiền của dân. Các pháp nhân to nhỏ là công ty Nhà nước thì đã có hàng chục nghị định điều chỉnh. Còn tập đoàn là của chung, đều cần hướng tới một mục tiêu là kinh doanh có hiệu quả, nộp nhiều thuế, mang lại lợi ích cho xã hội, cho nhân dân.

Nếu chỉ lo cho tập đoàn Nhà nước hùng mạnh hơn nữa, dễ dẫn đến thủ tiêu tự do kinh doanh và phạm Luật Cạnh tranh. Rồi đến một ngày nào đó, liệu có phải làm lại một việc tương tự như việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước không những giữ vững yếu tố nhà nước, mà còn được đẩy lên “giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chi phối hoặc ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp thành viên khác trong tập đoàn kinh tế và với các liên kết trong tập đoàn kinh tế” (Điều khoản 3.4.a).

Với mong muốn hình thành những “quả đấm thép” của nền kinh tế, như vậy liệu có trở ngược lại nhà nước hoá doanh nghiệp tư nhân? Khoác trọng trách như vậy cho công ty mẹ, hoặc là phải áp đặt mệnh lệnh hành chính, hoặc đành bất lực, nếu công ty mẹ chỉ sở hữu một số vốn không đủ tỷ lệ quyết định cuộc chơi theo điều lệ công ty con và theo Luật Doanh nghiệp.

Quan hệ giữa công ty mẹ với các thành viên (vòng trong hay vòng ngoài) của tập đoàn kinh tế nhà nước thật sự không rõ ràng, ngoài dựa trên “đối vốn” còn nặng về “đối nhân” như các tổng công ty cũ.

Ví dụ, công ty mẹ đóng vai trò định hướng, điều hoà, phối hợp, nhưng lại đương nhiên được giao quyền “chủ trì”, “làm đầu mối” (Điều 13, 14).

Còn một số quy định thoạt nhìn thì tưởng là hay, nhưng hoá ra thuộc loại vô thưởng vô phạt, chẳng hạn như: công ty mẹ có quyền “Xem xét bảo lãnh một số khoản vay, hỗ trợ hoạt động tài chính cho các doanh nghiệp thành viên khác trong tập đoàn khi được các doanh nghiệp này đề nghị” (Điều khoản 14.2.d).

Có lẽ, không nên can thiệp quá chi ly vào mọi ngóc ngách của quan hệ tự do, tự nguyện, bình đẳng trong liên kết, hợp tác kinh doanh.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

———–

Thời báo Kinh tế Việt Nam 21/11/2008 15:26 (GMT+7):

http://www.vneconomy.vn/20081121030646608P0C5/tap-doan-kinh-te-nha-nuoc-luan-quan-va-mau-thuan.htm

(1.850)

—————————

Ý KIẾN BẠN ĐỌC VỀ CHỦ ĐỀ NÀY

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết.)

Nguyễn Tiến Lực

11/24/2008 3:31:56 PM

Tôi nhất trí với quan điểm của tác giả bài viết này.

Chính phủ chúng ta đang kêu gọi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để, để phù hợp với mô hình kinh tế mà chúng ta đang theo đuổi. Thế nhưng, với việc thành lập các “tập đoàn kinh tế Nhà nước” dưòng như chúng ta lại lặp lại sai lầm.

Nguyễn Gia Bảo

11/22/2008 2:17:03 PM

Tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm của Luật sư Đức. Chúng ta hãy xem định nghĩa về tập đoàn là như thế nào. Thật buồn cười khi nhiều công ty tự phong cho mình là công ty tập đoàn này nọ! Nó biểu hiện sự hiếu thắng và kém hiểu biết.

Còn đối với các tập đoàn kinh tế của Nhà nước thì đành rằng là công cụ của Nhà nước trong việc điều phối thị trường, nhưng những khoản lỗ khổng lồ đương nhiên sau đó sẽ do Nhà nước phải trả, còn bản thân các doanh nghiệp đó hiện lợi nhuận được bao nhiêu, hiệu quả sử dụng tiền thuế đóng góp của dân như thế nào, đóng góp cho nền kinh tế bao nhiêu?

Nguyễn Huu Thảo

11/22/2008 10:32:11 AM

Tôi cũng nhất trí với quan điểm của Luật sư Đức.

Phan Thanh Hà

11/22/2008 10:11:53 AM

Theo tôi thì chúng ta hình như chúng ta cứ loanh quanh luẩn quẩn với những ngôn từ sử dụng.

Ví dụ như từ “Tập đoàn” đối với tôi ấn tượng nhất là trích đoạn của tác giả trên. “Cái gốc của hình thành tập đoàn là sự tự nguyện thoả thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập.”

Vậy thì chúng ta cứ nhắm thẳng tiêu chi đó mà ban hành luật và mạnh dạn áp dụng. Chúng ta đừng sợ làm bị sai, mà chỉ sợ là chúng ta không chịu nhận mình làm sai và không chịu sửa sai mà thôi!

Đoạn thứ hai mà tôi rất đồng lòng là: “Nếu chỉ lo cho tập đoàn Nhà nước hùng mạnh hơn nữa, dễ dẫn đến thủ tiêu tự do kinh doanh và phạm Luật Cạnh tranh. Rồi đến một ngày nào đó, liệu có phải làm lại một việc tương tự như việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?”.

Nguyen Manh Hien

11/22/2008 9:52:14 AM

Tên, vai trò, vị trí của Tập đoàn Nhà nước là chung chung, vấn đề không quy định là pháp nhân thì tập hợp thành tập đoàn nhằm mục đích gì?

Việc tích tụ vốn, tập trung vốn Nhà nước thông qua việc hình thành tập đoàn Nhà nước cần phải khẳng định rõ.

Hiện tại các công ty mẹ can thiệp quá sâu vào công ty con. các công ty con tuy mang tính độc lập nhưng thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ. Các công ty mẹ lớn tìm mọi cách lách chế độ, chính sách của Nhà nước để đầu tư vào dự án, đầu tư tài chính mà chưa thực sự quan tâm tới hiệu quả đầu tư.

Nếu không làm rõ và có cơ chế kiểm soát sự lũng đoạn của các tập đoàn thì sẽ có tác động không tốt đến nền kinh tế. Do vậy việc có chính sách kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn Nhà nước là hết sức cần thiết.

Việc phải ban hành nghị định riêng về tập đoàn Nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật về doanh nghiệp nhưng đồng thời là sự bức xúc của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy tôi nhất trí việc sớm ban hành nghị định này, còn các vấn đề còn kiếm khuyết của dự thảo Nghị định cần đóng góp như tác giả nêu là chuẩn xác, các cơ quan soạn thảo cần tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện.

Tran Hoa Binh

11/22/2008 8:39:24 AM

Bài này viết quá đúng, Chính phủ cần xem xét nghiêm túc vấn đề này.

Đây là điểm mấu chốt của quản lý nhà nước về kinh tế, nó quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối kinh tế nhà nước.

Hãy quản lý nhà nước về kinh tế cho hợp với quy luật phát triển kinh tế, cần khoa học và logic, rất chú ý tới yếu tố chủ sở hữu, là ai…

Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi phải quy định thât cụ thể.

Hoàng Cao Cường

11/22/2008 12:14:03 AM

Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp quy mô rất nhỏ nhưng đặt tên có 2 chữ “tập đoàn”, thực chất đây là những công ty TNHH hay công ty cổ phần không hoạt động theo mô hình tập đoàn.

Sau này, trong quá trình giao dịch, thường chỉ dùng với tên :”Tập đoàn ABC”, mục đích là để giải quyết khâu oai và đánh lừa thiên hạ theo như quan điểm của tác giả.

Thiết nghĩ Chính phủ nên có quy định hơn đối với việc đặt tên cho doanh nghiệp.

Lê Minh Sơn

11/21/2008 4:25:39 PM

Tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm mà bài báo nêu lên.\

——-

 

  • Các trang đăng lại của vneconomy:
  1. http://dddn.com.vn/home/103/20081127054057262/dien-dan-luat-phap/tap-doan-kinh-te-nha-nuoc-luan-quan-va-mau-thuan.htm
  2. http://esn.vn/esn/news_detail/c15690/i6270/-tap-doan-kinh-te-nha-nuoc-luan-quan-va-mau-thuan.html
  3. http://ketoantruong.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12574
  4. http://inteves.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=16650
  5. http://my.opera.com/smalldreams/archive/monthly/?day=20081121
  6. http://ngoaithuongk32.uni.cc/index.php?option=com_content&view=article&id=17:tp-oan-kinh-t-nha-nc-lun-qun-va-mau-thun&catid=5:tin-tc&Itemid=6
  7. http://news.dfc.vn/kinh-doanh/2008-11/171917.prt
  8. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/11/26/2008-2/
  9. http://w1.60s.com.vn/index.aspx?id=1808824&t=21112008
  10. http://wavemedia.com.vn/vn/story/buonbanbinh/124117/index.aspx
  11. http://www.asiainvest.com.vn/default.aspx?f=news&act=detail&cid=1&id=984
  12. http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/2008/11/2185045.epi?refer=www.vietstock.com.vn%2Ftianyon%2FIndex.aspx%3FArticleID%3D96153%26ChannelID%3D38
  13. http://www.dddn.com.vn/20081127054057262cat103/Tap-doan-kinh-te-nha-nuoc-Luan-quan-va-mau-thuan.htm
  14. http://www.hssc.com.vn/Default.aspx?TabID=53&ID=32755
  15. http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=80&nid=12476
  16. http://www.omcfund.com/shownews.aspx?type=1&id=2107
  17. http://www.sanotc.com.vn/News/ViewItem.aspx?item=315177
  18. http://www.thinhphatict.com/news_detail.php?new_id=27
  19. http://www.vhdn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4762:tp-oan-kinh-t-nha-nc-lun-qun-va-mau-thun&catid=59:ta-am-kinh-t
  20. https://www6.vndirect.com.vn/vndirect-online/online/brokerage/research/NewsViewDetail_123321_1227393891245048baefb0b9b5abc998bb453241f13f2.do;jsessionid=FE8B2C77B0DEB6AA9F92D7A939766FA2?caller=PublicInfo&pagingIndex=0&id=94094
  21. http://www.vietstock.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=96153&ChannelID=38
  22. http://www.xaluan.vn/?pc=news&p=detail&id=1379&cate_id=29&parent=28
  23. file:///C:/Documents and Settings/duc-tt/Local Settings/Temporary Internet Files/Content.IE5/BFLJZ5CW/News-16650[1].html

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,478