942. Xóa bỏ “xin-cho”, giảm chi phí ngoài luồng cho doanh nghiệp

(ANTĐ) – Ngày 11-7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo: “Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc nhìn doanh nghiệp”. Đây là dự thảo rất được quan tâm vì đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và được coi là động lực phát triển kinh tế. 

Phân loại đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ hợp lý

Không nên hỗ trợ dàn trải 

Số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 97,5% tổng số doanh nghiệp hiện nay là vừa và nhỏ. Khoản 1, Điều 2 dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định đối tượng áp dụng đối với Luật này là “Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.

Vì vậy, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: “Việc quy định hỗ trợ cho quá nhiều doanh nghiệp là không hợp lý. Càng bất hợp lý hơn khi đặt ra các mức hỗ trợ cào bằng như nhau, không hề có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có quy mô doanh thu gần 100 tỷ đồng với đa số doanh nghiệp còn lại chỉ có doanh thu 10 tỷ đồng. Thậm chí, một tỷ lệ lớn doanh nghiệp chỉ có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm”.

Theo vị luật sư này, do nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa “cũng rất vừa và nhỏ”, nên cũng cần thu hẹp phạm vi và đối tượng hỗ trợ, để bảo đảm hiệu quả, khả thi. Do đó, cần tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bao gồm cả hộ kinh doanh (với quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng doanh thu và hoặc từ 20 – 30 lao động trở xuống) vì đây là nhóm doanh nghiệp rất yếu thế, gặp nhiều khó khăn, lúng túng, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

“Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ với doanh nghiệp vừa có sự khác nhau rất lớn về năng lực và quy mô, nên không thể hỗ trợ cào bằng như nhau” – ông Trương Thanh Đức nói.  Theo ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, việc xét hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dựa trên các doanh nghiệp “có tương lai để không biến các quỹ hỗ trợ thành quỹ từ thiện”.

Chấm dứt cơ chế “xin- cho”

Kỳ vọng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho hay, thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng những chương trình trên còn tản mạn, nguồn lực hạn chế, tính hỗ trợ chưa cao… nên ít có hiệu quả.

“Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời là động lực để đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp như Chính phủ đã đề ra. Xây dựng luật này nhằm thúc đẩy được phong trào khởi nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa  hiện có phát triển và kinh doanh bài bản hơn. Cần hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ, giảm chi phí không chính thức, giảm thủ tục hành chính, dứt khoát không có cơ chế “xin-cho”; thay vào đó là cơ chế hỗ trợ trực tiếp tới doanh nghiệp, không “đẻ” thêm bộ phận chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” – ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Ông Phạm Đình Đoàn cũng cho rằng, các cơ quan ở Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi ở địa phương lại còn nhiều vấn đề nên cần quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương.

Vân Hằng

—————————–

An ninh Thủ đô (Kinh doanh) 12-7-2016:

http://anninhthudo.vn/kinh-doanh/xoa-bo-xincho-giam-chi-phi-ngoai-luong-cho-doanh-nghiep/690386.antd

(238/709)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,940