962. Hộ kinh doanh cũng cần một danh phận pháp lý rõ ràng!

(TG) – Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, về pháp lý thì hộ kinh doanh còn có thể phức tạp hơn nhiều so với DN tư nhân, vì DN tư nhân thì chỉ luôn luôn có một chủ duy nhất, còn hộ kinh doanh thì ngoài một chủ cá nhân, còn có thể có hai hoặc nhiều hơn số lượng thành viên, có thể là vợ chồng, người trong gia đình hay bất kỳ ai. Trong khi các loại hình DN chính thức chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định của pháp luật, thì hộ kinh doanh có mô hình tổ chức, hoạt động thậm chí còn phức tạp hơn, thì lại đứng ngoài.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tuổi Trẻ

Khoảng 4 – 4,5 triệu hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động trên thị trường mà chưa được sự thừa nhận của pháp luật như là loại hình DN tư nhân, dù mô hình hoạt động thực chất không khác nhau. Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Luật Hỗ trợ DNNVV đang được lấy ý kiến hoàn thiện đáng lẽ phải bổ sung đối tượng này như là nhóm cần được hỗ trợ để chính thức hoá và gia nhập thị trường. Tuy nhiên, dự thảo luật hiện nay vẫn đang bỏ quên nhóm hộ kinh doanh. “Đây là dịp phải sửa sai, phải chính thức thừa nhận hộ kinh doanh là loại hình doanh nghiệp tư nhân”, ông Đức khuyến cáo.

Vẫn theo ông Đức, dự thảo Luật hiện nay chỉ áp dụng đối với các DN, bao gồm các công ty và DN tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, mà không điều chỉnh đối với hộ kinh doanh. Với thực tế này, khoảng 4 – 4,5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động như các DN đã không được coi trọng điều chỉnh bằng luật, và sẽ tiếp tục bị luật bỏ rơi như suốt mấy chục năm qua.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, xét cả về bản chất pháp lý cũng như bản chất kinh tế, hộ kinh doanh chính là DN tư nhân. Điểm khác nhau lớn nhất là DN tư nhân thì có thể không có, có 1 hoặc nhiều lao động, còn hộ kinh doanh thì chỉ được sử dụng thường xuyên không quá 10 lao động, theo quy định tại khoản 2, Điều 212 về “Hiệu lực thi hành”, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đây rõ ràng không phải là dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Ngoài ra, giữa hộ kinh doanh và DN tư nhân đã không còn sự phân biệt rất lớn về pháp lý như trước kia, đó là DN thì có con dấu được thừa nhận cao về pháp lý, còn hộ kinh doanh không có con dấu pháp lý.

Bên cạnh đó, luật sư Trương Thanh Đức lưu ý, về pháp lý thì hộ kinh doanh còn có thể phức tạp hơn nhiều so với DN tư nhân, vì DN tư nhân thì chỉ luôn luôn có một chủ duy nhất, còn hộ kinh doanh thì ngoài một chủ cá nhân, còn có thể có hai hoặc nhiều hơn số lượng thành viên, có thể là vợ chồng, người trong gia đình hay bất kỳ ai.

Thậm chí, đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, luật quy định tối đa chỉ có 50 thành viên, nhưng hộ kinh doanh lại có thể nhiều hơn thế, vì pháp luật hiện nay chỉ quy định rằng hộ kinh doanh có thể gồm “một nhóm người”. Ở đây có nghịch lý là, trong khi các loại hình DN chính thức chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định của pháp luật, thì hộ kinh doanh có mô hình tổ chức, hoạt động thậm chí còn phức tạp hơn, thì lại đứng ngoài.

Xét theo một góc độ khác, thì cả 3 đạo luật Doanh nghiệp vào các năm 1999, 2005 và 2014 đều đã gián tiếp thừa nhận hộ kinh doanh là một loại hình DN, vì đều được đề cập đến trong luật, nhưng rồi lại chỉ dừng lại ở chỗ điểm danh, công nhận sự sự hiện diện, mà không quy định cho loại hình này một danh phận pháp lý của DN.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng khác được luật sư Trương Thanh Đức nêu ra, nếu công nhận hộ kinh doanh là DN tư nhân, thì có thừa nhận DN tư nhân có nhiều hơn 1 chủ DN hay không? Ông Đức cho rằng, nếu không thừa nhận điều này, thì cũng phải coi hộ kinh doanh là mô hình hợp tác kinh doanh, chứ không thể để “lửng lơ” về đặc điểm pháp lý. Thậm chí, hộ kinh doanh còn thường xuyên bị gọi sai theo tên gọi cũ xa xưa là “hộ kinh doanh cá thể” trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hay trong Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ “Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”.

Chốt lại, ông Đức khuyến nghị, trường hợp không công nhận hộ kinh doanh là DN, thì cần xem xét quy định thêm cơ chế khuyến khích để chuyển các hộ kinh doanh thành các DN. Điều này nhằm thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển 1 triệu DN đến năm 2020. Bên cạnh đó, dù không thừa nhận hộ kinh doanh là DN, thì ông Đức cho rằng dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng cần bổ sung đối tượng này vào nhóm được hưởng hỗ trợ.

“Nếu công nhận hộ kinh doanh là DN tư nhân, thì có thừa nhận DN tư nhân có nhiều hơn 1 chủ DN hay không? Nếu không thừa nhận điều này, thì cũng phải coi hộ kinh doanh là mô hình hợp tác kinh doanh, chứ không thể để “lửng lơ” về đặc điểm pháp lý. Thậm chí, hộ kinh doanh còn thường xuyên bị gọi sai theo tên gọi cũ xa xưa là “hộ kinh doanh cá thể” trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hay trong Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ “Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Nguyễn Việt

———————————-

Thương gia (Góc nhìn) 20-7-2016:

http://thuonggiathitruong.vn/khong-de-lung-lo-ho-kinh-doanh-can-mot-danh-phan-phap-ly/

(1.084/1.084)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,633