999. Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-08-2016

(TKT) – Cần cơ chế bù lỗ trong xử lý nợ xấu

Để xử lý nhanh gọn hiệu quả nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng phải chấp nhận một số khoản bán lỗ và có cơ chế bù lỗ. Theo cơ chế bù lỗ này, nhà nước chịu một phần và các TCTD cũng có trách nhiệm một phần.

Xử lý nợ xấu (XLNX) tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống NH, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm của NHNN về định hướng điều hành trong những tháng tới.

Nhìn lại thời gian qua, nhiều giải pháp được các NH tích cực triển khai để XLNX như sử dụng dự phòng rủi ro, thương thảo khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, nhất là bán nợ sang VAMC. Với tư cách là cơ quan có nhiều “quyền năng” nhất trong XLNX, thời gian qua VAMC tích cực phối hợp với các NH để thu hồi, thanh lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ khởi kiện khách hàng và phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án…

Nhất là mới đây, VAMC được cho phép mua nợ theo giá thị trường và Chính phủ ban hành Nghị định 69 về hoạt động kinh doanh mua bán nợ cũng đang được kỳ vọng sẽ xử lý nhanh hơn số nợ xấu đang tồn đọng trong hệ thống. Nhưng, theo các chuyên gia, ở Việt Nam khó thực hiện được mua bán nợ theo giá thị trường bởi vì cơ chế đấu thầu phức tạp, khó khăn.

VAMC tích cực phối hợp với các NH để thu hồi, thanh lý tài sản đảm bảo

Quy định để được kinh doanh mua bán nợ cũng khá cao đối với các DN. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng đối với DN trong thời điểm này là quá lớn. Nhất là lại kinh doanh một “mặt hàng” xấu, rủi ro, khung pháp lý chưa rõ ràng như vậy sẽ là lực cản lớn đối với DN muốn “nhảy” vào đầu tư.

Trước khó khăn mà NH cũng như VAMC đang đối mặt trong quá trình XLNX, một chuyên gia NH đề xuất giải pháp mời tổ chức nước ngoài vào VAMC tư vấn thực hiện chứng khoán hoá (CKH) nợ xấu thành trái phiếu hoặc là cổ phiếu phát hành ra thị trường.

Thực tế, không phải đến thời điểm này đề xuất hóa nợ xấu mới được đưa ra mà đã một vài lần giải pháp này được các chuyên gia chia sẻ. Thực tế, CKH là một kênh bán nợ rất hữu hiệu tại nhiều nước trên thế giới. Ví dụ tại Mỹ, theo chia sẻ của TS. Nguyễn Trí Hiếu, khi mà NĐT mua trái phiếu nợ (nợ xấu các NH được gom lại thành trái phiếu) của công ty chứng khoán phát hành, họ được sang nhượng món nợ và có toàn quyền xử lý tất cả tài sản bảo đảm. Điều này giúp các khoản nợ xấu được xử lý nhanh hơn.

Nhưng TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định: Vào thời điểm này, đề xuất trên hoàn toàn không khả thi khi áp dụng tại Việt Nam. Bởi điều kiện tiên quyết thực hiện giải pháp này thành công là người mua chứng khoán đó được chuyển toàn bộ quyền đối với tài sản thế chấp. Nhưng ở Việt Nam đây lại là nhân tố đang làm cản trở quá trình XLNX của các NH. NH có nợ xấu, khách hàng chây ì buộc phải khởi kiện ra tòa nhưng trầy trật lên xuống vài ba năm mới thu được tài sản, thậm chí là tay trắng.

TS. Hiếu chỉ ra những trắc trở về thực hiện CKH nợ xấu: Ngay cả VAMC cũng không thể thanh lý tài sản bảo đảm từ các khoản nợ mua về nói gì đến chuyện mời người thứ ba vào để mua. Nên dù có mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để cố vấn, mà khâu pháp lý không giải tỏa được thì vấn đề CKH cũng không thể thực hiện được.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng phương án CKH nên nghiên cứu một cách nghiêm túc để có thể triển khai tại Việt Nam vào một thời điểm phù hợp. Tốc độ triển khai nhanh hay chậm phụ thuộc vào khung pháp lý hoàn thiện sớm hay muộn. Chỉ khi pháp luật hoàn thiện, trao quyền thanh lý tài sản cho các chủ nợ tức là chủ nợ có thực quyền như vậy thì mới thực hiện CKH nợ xấu được. Còn với mớ bòng bong trong hệ thống pháp luật như hiện nay không thể CKH được.

Đấy là những đề xuất dài hơi, còn trước mắt để hỗ trợ VAMC xử lý hiệu quả nợ xấu hơn, theo TS. Lực phải giải quyết bài toán lỗ chênh lệch cho VAMC. Hiện tại, VAMC thực hiện mua bán nợ phải tính toán làm sao hòa vốn hoặc có lãi một chút để có chi phí hoạt động. Vì thế, công ty này mua bán nợ xấu rất thận trọng. Bởi chưa có quy định rõ ràng bảo vệ cán bộ VAMC, không may nếu để thất thoát sẽ bị quy trách nhiệm.

Để xử lý nhanh gọn hiệu quả nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng phải chấp nhận một số khoản bán lỗ và có cơ chế bù lỗ. Theo cơ chế bù lỗ này, nhà nước chịu một phần và các TCTD cũng có trách nhiệm một phần.

“Một số khoản mồi ban đầu phải chấp nhận lỗ mới tạo ra cú huých để đẩy nhanh tiến độ. Nếu không, giả sử dù một năm VAMC xử lý hết 2.000 tỷ đồng thì so với số nợ xấu hơn 200.000 tỷ đồng, chẳng biết bao giờ mới xong. Mà càng để lâu thì cả nền kinh tế bị thiệt hại chứ không riêng NH. Vì vậy, thời điểm này rất cần giải pháp mang tính đột phá, quyết liệt mới đẩy mạnh XLNX”, một chuyên gia khác chia sẻ thêm.(TBNH)

——————————–

Tin kinh tế 26-8-2016:

http://www.tinkinhte.com/tin-ngan-doc-nhanh/tin-kinh-te-doc-nhanh-chieu-26082016_t12-c022-a20936-m68.html

(74/1.057)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,981