009. Đột nhập tài khoản nhà đầu tư, ACB can thiệp trái luật!

(VNN) – -Các luật sư cho rằng việc Ngân hàng ACB tự ý đột nhập vào tài khoản của nhà đầu tư, bán vàng của nhà đầu tư hoặc tự ý chỉnh sửa là vi phạm pháp luật.

Trong ngày 10/12, một số bạn đọc là nhà đầu tư đến VietNamNet, phản ứng rằng họ không được ACB liên lạc, trao đổi như nội dung thông cáo báo chí mà ACB phát đi.

Một buổi Ngân hàng ACB trả lời khiếu nại của nhà đầu tư do sự cố sập sàn. Ảnh: Khắc Dũng

Không thể tự ý xâm nhập tài khoản cá nhân

Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, Trưởng văn phòng luật sư Nghiêm và Chính, khi giao dịch giữa một pháp nhân và một cá nhân, thì được điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự. Ở điều 389 có quy định giao dịch này là “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”. Trường hợp Trung tâm giao dịch vàng ACB tự ý vào bán vàng hoặc chỉnh sửa tài khoản cá nhân của khách hàng là vi phạm những nội dung trên.

“Sàn giao dịch vàng là nơi người ta đến mua bán, ngân hàng là chủ sàn, vậy nên yếu tố minh bạch thông tin là tối quan trọng để tạo ra thị trường”, luật sư Nghiêm nói.

“Việc một người hay pháp nhân tự ý vào tài khoản của người khác để bán tài sản hoặc chỉnh sửa thông tin theo hướng có lợi cho mình là bất hợp pháp”, luật sư Trần Duy Cảnh, Trưởng văn phòng luật sư Luật Việt, nói. “Kể cả khi làm lợi cho chủ tài khoản cũng không được phép. Lại càng sai khi việc làm này không hỏi ý kiến chủ tài khoản, không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền”.

Luật sư Cảnh cho rằng, việc nhà đầu tư mua được số vàng với giá rẻ là việc khác, còn việc Ngân hàng ACB tự ý bán vàng của nhà đầu tư là việc khác nữa. Theo luật chơi trên sàn thì sàn vàng hiện không không chế bởi giá trần, sàn, có nghĩa nhà đầu tư có được số vàng do mua rẻ là hợp pháp. Còn việc ACB muốn khắc phục hậu quả thì phải điều đình với nhà đầu tư. Vậy nên, việc Ngân hàng ACB tự đột nhập vào tài khoản của nhà đầu tư là hoàn toàn sai pháp luật.

Khi chủ sàn cũng tham gia mua bán

Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng việc ngân hàng vừa là chủ sàn, vừa tham gia mua bán, trong luật hiện nay không cấm thì ngân hàng được phép, không trái luật. Tuy nhiên chính vì điều này mà rất cần sự minh bạch, bình đẳng. Cái khó nhất là hiện giờ cơ quan thẩm quyền chưa đưa ra một quy định đầy đủ, nên mọi tranh chấp lâu nay cái khó, phần bất lợi đều thuộc về phía nhà đầu tư.

Không những thế, Ngân hàng ACB đã liên tiếp phạm vào những sai phạm khác, đó là việc ACB cũng đã tự bán ra số vàng với giá không phù hợp với thị trường là cũng 17.000 đồng/lượng. Căn cứ trên trình trạng của tài khoản nhà đầu tư, không phải Ngân hàng ACB điều chỉnh tài khoản, mà là ACB liên tục bán vàng ra.

Ai là người mua được số vàng mà ACB vừa bán ra với giá 17.000 đồng/lượng? Một nhà đầu tư nào đó hay cũng chính ACB tự bán và tự mua?

Chính việc ACB vừa là chủ sàn, vừa vận hành kỹ thuật công nghệ của sàn, vừa là người trực tiếp tham gia mua bán, những quy định lại do ACB đưa ra, đằng nào ngân hàng này cũng nắm đằng chuôi. Nên lâu nay dù với chất lượng phục vụ thấp kém, thậm chí có những lỗi do chính mình gây ra, nhưng Ngân hàng ACB không hề chịu trách nhiệm, không bị thiệt thòi bao giờ.

Càng xảy ra nhiều trục trặc, nhà đầu tư càng thiệt thòi, nhưng Ngân hàng ACB thì chẳng ảnh hưởng gì.  Điều đó khiến các nhà đầu tư không khỏi nghi ngờ về những sự cố trước đây, chẳng hạn khi giá vàng lên cao thì máy bị treo, nhà đầu tư bán vàng ra không được nhưng lại mua vào được!

Rõ ràng, khi chưa có luật pháp của Nhà nước quy định, thì hoạt động giao dịch trên sàn vàng vẫn còn xảy ra tranh chấp, mà phần thiệt luôn luôn thuộc về phía nhà đầu tư.

Hiện nay đã có khá nhiều sàn vàng được lập. Ở rất nhiều sàn, chủ sàn không hề tham gia mua bán để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Nếu Ngân hàng ACB không có sự điều chỉnh nào, chắc chắn nhà đầu tư sẽ di chuyển sang nơi mà họ yên tâm hơn…

 ACB không thể sửa cái sai này bằng cái sai khác!

 Về việc ACB tự ý điều chỉnh bút toán, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho biết:

 Trong các giao dịch kinh doanh, có thể xảy ra rủi ro bất kỳ lúc nào. Khi ấy, vấn đề sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Tuỳ từng trường hợp, có thể áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật hoặc sử dụng quy định chỉ dẫn, chẳng hạn pháp luật quy định việc đó là theo thoả thuận của các bên.

 Sàn vàng là một hoạt động phức tạp, đã diễn ra tương đối lâu và khá nhạy cảm. Nhưng rất tiếc là cho đến nay dường như sàn vàng vẫn còn nằm ngoài vòng pháp luật, vì chưa có văn bản điều chỉnh cụ thể.

 Cũng chưa rõ thoả thuận cụ thể của các bên ra sao (nhiều khả năng dễ rơi vào tình trạng sơ sài và thiếu bình đẳng) nhưng nếu xảy ra sự việc nhầm lẫn, có lợi cho người này, có hại cho người khác thì về nguyên tắc ACB phải chịu toàn bộ thiệt hại đối với những giao dịch đã được hoàn tất, vì “nhầm, thua, vô ý mất tiền”.

 Cũng theo nguyên tắc thì ACB không thể sửa cái sai bằng cái sai khác, đó là lẳng lặng “giao dịch” mua bán vàng trong tài khoản mà không có lệnh của khách hàng.

 Việc điều chỉnh bút toán chỉ được tiến hành nếu pháp luật đã có quy định cho phép hoặc ít nhất là nó sẽ không gây ra bất cứ thiệt hại nào cho khách hàng. Còn nếu ACB xin lỗi và được khách hàng chấp nhận đúng luật, thì vấn đề đã được giải quyết bằng thoả thuận, cũng là điều mà pháp luật tôn trọng và khuyến khích.

 Nguyễn Nga thực hiện

Phương Nam

—————–

Phương Nam

Vietnamnet ngày 10-12-2008:

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/12/818095/

(324/1.600)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.743. Lãng phí nhà tái định cư.

(VTV1) - Hà Nội năm 2010 có hơn 1.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, hiện giờ...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.284. Hủy lệnh ngăn chặn giao dịch nhiều bất...

(TT) - Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 209,621