091. Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá

(VITV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trả lời phỏng vấn PV Ánh Phượng ngày 22-3-2011 tại 88 Láng Hạ.

VITV (Luật sư của DN 9h45) ngày 03-04-2011

——————–

1/   Ông đánh giá như thế nào về các hình thức bảo hiểm rủi ro tỷ giá, có lợi ích như thế nào đối với hoạt động của DN?

Lợi ích từ việc này là rõ ràng, giống như việc bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để nếu xảy ra rủi ro tỷ giá thì không mất một khoản lớn. Ví dụ, DN vay USD với tỷ giá 20.000, đến khi trả nợ có thể lên đến 21-22.000, nếu thực hiện bảo hiểm rủi ro về tỷ giá thì biết chắc chắn là phải trả không quá một mức nhất định, ví dụ tối đa chỉ là 20.500 chẳng hạn.

Như vậy DN không bị động trước việc tính toán đầu vào, đầu ra của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Không bị lãi bất ngờ, lỗ bất thình lình, thậm chí phá sản chỉ vì tỷ giá chứ không hề xuất phát từ kết quả sản xuất, kinh doanh thực sự.

2/   Và các hình thức này được áp dụng tại VN như thế nào? (hình thức nào áp dụng chủ yếu, các DN và NH đã sử dụng đúng và hiệu quả chưa? Đặc biệt là hình thức quyền chọn ngoại tệ)

Các hình thức áp dụng tại VN gồm hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo (Swaps), kỳ hạn (Forward), tương lai (Future), quyền chọn ngoại tệ (Options)… đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Các DN và NH đã áp dụng đúng tính chất và đã mang lại nhiều hiệu quả rất tốt, nhất là trong những thời kỳ tỷ giá biến động mạnh.

Tuy nhiên chủ yếu mới áp dụng hình thức quyền chọn ngoại tệ. Đó là giao dịch mua bán quyền. Bên mua quyền có quyền mua một số lượng ngoại tệ nhất định, ở một mức tỷ giá xác định, trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước, nhưng nếu thấy không có lợi thì không có nghĩa vụ phải mua. Ngược lại, bên bán thì có nghĩa vụ phải bán số ngoại tệ đó theo tỷ giá và thời gian thỏa thuận trước, nếu bên mua có yêu cầu.

3/   Ông đánh giá như thế nào về việc tháng 3-2009, NHNN không cho phép các NH được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ?

Nếu tỷ giá chắc chắn không có biến động thì không cần thiết thực hiện các hình thức bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá chỉ có ý nghĩa khi thị trường có xảy ra sự biến động tỷ giá, lên hoặc xuống đáng kể. Việc cấm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ đã diễn ra vào đúng thời kỳ tỷ giá ngoại tệ có biến động lớn.

Việc cấm thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ đã ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định SXKD của DN về cân đối dòng tiền, tác động đến việc DN lo găm giữ đô la để tự bảo hiểm. Và khi tỷ giá bị biến động, vì không được bảo hiểm nên không được phanh bớt, cho nên càng biến động nhiều hơn.

 

 

4/   Việc cấm thực hiện nghiệp vụ này ảnh hưởng đến hoạt động của DN cũng như nền kinh tế như thế nào nếu như có nhiều DN vẫn có nhu cầu đối với hình thức này? Và việc này xuất phát từ nguyên nhân nào?

Việc không cho phép các NH thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ tất nhiên là ảnh hưởng trước tiên đến DN có nhu cầu sử dụng ngoại tệ. Và đương nhiên là ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngoại hối và nền kinh tế nói chung.

Việc không thực hiện được nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá làm cho các DN ăn không ngon, ngủ không yên, thấp thỏm lo sợ với thị trường. Các DN mất đi một công cụ hữu hiệu để bảo hiểm kinh doanh.

Một trong những nguyên nhân quan trọng là vì Nhà nước khống chế tỷ giá mua bán ngoại tệ, nghiêm cấm việc mua bán quá tỉ giá, kể cả việc thu thêm phí mua bán dưới mọi hình thức. Nếu tiếp tục cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, thì các NH tha hồ mua bán ngoại tệ vượt biên độ tỷ giá thông qua hợp đồng mua bán quyền chọn.

5/   Theo quan điểm của ông, chúng ta phải xây dựng khung pháp lý như thế nào để có thể khuyến khích việc sử dụng các hình thức bảo hiểm rủi ro tỷ giá trên thị trường?

Trước đây NHNN đã có một số văn bản quy định về vấn đề này, nay cần xem xét sửa đổi, bổ sung.

Luật các TCTD trước đây không hề có quy định về các sản phẩm phái sinh này, nhưng đến Luật 2010 thì đã có quy định (Điều 105) giao cho NHNN quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.

Một điều đặc biệt quan trọng cần phải có khung pháp lý để bảo đảm kiểm soát được rủi ro của chính các NH khi thực hiện bảo hiểm rủi ro tỷ giá. DN tránh được rủi ro, nhưng nếu đẩy toàn bộ rủi ro vào ngân hàng, thì hậu quả lớn hơn sẽ xảy ra. Đó là điều rất nguy hiểm đối với sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại cũng như hệ thống an ninh tài chính, tiền lệ quốc gia.

————

Dear anh Đức!

Em đang thực hiện 1 chương trình liên quan đến quy định “cấm quyền chọn ngoại tệ”. Vì vậy em muốn mời anh Đức tham gia chương trình bên em với vai trò là đại diện Ngân hàng (Marritime), không biết có được không ạ?

Nếu được, thì em muốn trao đổi nội dung như sau:

 

 

1/ Ông đánh giá như thế nào về các hình thức bảo hiểm rủi ro tỷ giá, có lợi ích như thế nào đối với hoạt động của DN?

2/ Và các hình thức này được áp dụng tại VN như thế nào? (hình thức nào áp dụng chủ yếu, các DN và NH đã sử dụng đúng và hiệu quả chưa? Đặc biệt là hình thức quyền chọn ngoại tệ)

3/ Ông đánh giá như thế nào về việc tháng 3-2009, NHNN không cho phép các NH được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ?

4/ Việc cấm thực hiện nghiệp vụ này ảnh hưởng đến hoạt động của DN cũng như nền kinh tế như thế nào nếu như có nhiều Dn vẫn có nhu cầu đối với hình thức này? Và việc này xuất phát từ nguyên nhân nào?

5/ Theo quan điểm của ông, chúng ta phải xây dựng khung pháp lý như thế nào để có thể khuyến khích việc sử dụng các hình thức bảo hiểm rủi ro tỷ giá trên thị trường?

 

Rất mong anh sẽ tham gia chương trình!

Vũ Ánh Phượng (Ms)

Reporter

Feature Programs Department

Business Channel VITV (On SCTV8 – VTC8 – BTS8)

Vietnam Digital Television

Tel.:   (04) 2 220 8288

Cell:      0947.246.345

Email : phuongproz@gmail.com; phuongva@vitv.com.vn

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,613