1.005. Viết tiếp bài Sắp kết thúc: Gói 30.000 tỷ vẫn “rối như canh hẹ”.

(TH&CL)Nhiều người mua nhà thu nhập thấp đang “tiến thoái lưỡng nan” khi HĐ vay mua nhà đã ký, dự án đang triển khai… Để được hưởng mức lãi suất ưu đãi, người dân chọn giải ngân trước tiến độ thì NH phạm luật?

Lách luật để giải ngân

Trao đổi về vấn đề ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư (CĐT) là Công ty CP Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng KCN Phúc Hà (Công ty Phúc Hà) giải ngân trước hạn, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB Pháp chế NH (Hiệp hội NH Việt Nam – VNBA), thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay: Việc ngân hàng phối hợp với Công ty Phúc Hà giải ngân trước tiến độ, trước mốc 1/6/2016 đã vi phạm pháp luật.

Liên quan tới việc ngân hàng giải ngân trước tiến độ, chuyển hết tiền cho CĐT Phúc Hà, theo Luật sư Đức, nếu dự án không có bảo lãnh thì nguy cơ người dân không được bàn giao nhà theo hợp đồng, thậm chí mất tiền đã từng xảy ra không ít. Về phía ngân hàng, sẽ có nguy cơ nợ xấu.

Chuyên gia, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Sau ngày hết hạn nghĩa là gói tín dụng không được sử dụng tiếp, tuy nhiên, những HĐ đã ký không phải bị vô hiệu hóa ngay ngày hôm đó mà đều có hiệu lực cho đến khi HĐ đó được thực hiện. Ngoài ra, NH đều có thể giải ngân theo tiến độ, bởi HĐ đó đã có hiệu lực pháp lý trước thời hạn kết thúc giải ngân gói này. Vì vậy, không có lý do gì mà NH phải giải ngân trước thời hạn”.

Giải thích việc một số khách hàng vay vốn Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở (theo Nghị quyết 02/NQ-CP) bất ngờ và lo lắng khi biết số tiền giải ngân sau ngày 1/6/2016 sẽ chịu lãi suất vay thương mại, mới đây, Vụ Tín dụng CNKT đã trả lời báo chí: “Trong điều kiện nguồn lực có hạn, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên có tính chất thời điểm, không kéo dài sự hỗ trợ cho một đối tượng”.

Về thông tin khách hàng chỉ được hưởng lãi suất vay ưu đãi trong 3 năm đầu tiên, thời gian vay vốn còn lại chịu lãi suất vay thương mại thông thường, đại diện NHNN cho biết, đối với phần dư nợ được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước, được hưởng lãi suất vay ưu đãi của chương trình trong suốt thời gian khách hàng vay vốn (tối đa 15 năm). Còn sau 1/6, khách vay vốn sẽ phải chịu mức lãi suất thương mại theo thị trường.

Nhiều đối tượng bị làm khó?

Trao đổi về khía cạnh luật, Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh: Nếu sau 1/6 mà lãi suất gói cho vay mua nhà thu nhập thấp trở về bình thường thì “chính sách trên làm khó dân, chủ đầu tư, NHTM, mang con bỏ chợ”.

Ông Đức cũng cho rằng: “Nếu việc cho vay mua nhà đã đúng đối tượng và ký HĐ đúng rồi, thì phải bảo đảm việc giải ngân hết theo cam kết, không thể nào ngừng giữa chừng, bởi nếu không sẽ khiến người có thu nhập thấp không thanh toán được hết số tiền mua nhà, vi phạm HĐ, thậm chí mất nhà. Về phía NH thì bị nợ xấu. Nếu người mua nhà muốn thanh toán tiếp thì phải vay nóng, vay lãi suất cao. Không khéo thì ưu đãi trở thành ngược đãi, giá mua nhà thu nhập thấp lại có thể đắt hơn bình thường”.

  1. Nguyễn Trí Hiếu nêu rõ, trong trường hợp CĐT và NH lách luật để được hưởng lãi suất ưu đãi, là điều bất hợp lý, nếu NHNN là cơ quan tái tài trợ món cho vay đó thì NHNN cũng phải tuân thủ việc đó.

“Tôi không ủng hộ việc để người dân chạy xô kết thúc HĐ trước 1/6. NHNN phải cho phép những HĐ đã ký kết trước ngày 1/6 có hiệu lực đến khi nó được thanh lý, được hoàn thiện, mức lãi suất ưu đãi phải được duy trì tiếp tục, chứ không thể ngay sau ngày 1/6 mức lãi suất trở về bình thường, đó là điều bất hợp lý và tôi không đồng tình với chủ trương này của NHNN”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hiếu, nếu các CĐT và các NH biết trước là sau ngày 1/6 lãi suất sẽ điều chỉnh theo mức lãi suất thương mại thì ở trong HĐ tín dụng vay mua nhà phải có điều khoản đó và phải ghi rõ, lãi suất của HĐ tín dụng sẽ được điều chỉnh sau ngày 1/6 (sau ngày kết thúc giải ngân), nếu trong HĐ không quy định điều này thì đây là một rủi ro cho người mua nhà.

Trong trường hợp này, Hiệp hội BĐS, Hiệp hội NH nên đưa ra kiến nghị để NHNN điều chỉnh mức lãi suất ưu đãi được duy trì đến khi kết thúc HĐ, với điều kiện các HĐ vay mua nhà phải ký trước 1/6. Các NH cũng phải có thảo luận với người mua nhà để có một mức lãi suất ưu đãi thay thế cho mức ưu đãi gói 30.000 tỷ, vì chỉ còn vài tháng nữa, hai bên phải hợp tác với nhau để giải quyết, nếu trong trường hợp NHNN không hỗ trợ việc tiếp tục duy trì mức lãi suất ưu đãi.

Kiều Tuyết


Thương hiệu & Công luận (Kinh tế) 16-3-2016:

http://thuonghieucongluan.com.vn/kinh-te/dia-oc/27022-viet-tiep-bai-sap-ket-thuc-goi-30000-ty-van-roi-nhu-canh-he.html

(316/974)

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,613