1.062. Ngày Doanh nhân bàn về xoá bỏ rào cản kinh doanh

(DS) – Toạ đàm BizTALK “Ngày Doanh nhân bàn về xoá bỏ rào cản kinh doanh” diễn ra sáng nay 11/10 tại Hà Nội, với sự tham gia của các chuyên gia, doanh nhân nổi tiếng, bàn đến nhiều lĩnh vực nhằm đưa ra những vướng mắc đang tồn tại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

BizTALK có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân/đại diện doanh nghiệp uy tín, đầu ngành trong nhiều lĩnh vực: Bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT TH True Milk; Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI; Ông Dương Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji; Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cengroup; Bà Hương Vũ, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ thuế và tư vấn Ernst & Young Việt Nam; Ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hanoi Milk; Ông Phí Ngọc Trịnh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm; Ông Marko Walde – Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK); Ông Susumu Sato, Phó giám đốc Văn phòng Jetro Hanoi…

Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu: “Chúng ta đang sống trong một thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng. Tất cả đều phải thay đổi, dù muốn hay không muốn, vấn đề là chúng ta thay đổi tích cực hay không”.

Theo đại diện VCCI, trong nhiều năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP thuộc hàng cao nhất trong khu vực và thế giới, nhưng đang có xu hướng chậm dần. Giống như các nền kinh tế khác, Việt Nam đang đặt ra câu hỏi lấy nguồn lực nào để phát triển, trong đó nổi lên là sự cạnh tranh giữa các quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

“VCCI đã kết hợp với Hội đồng kinh doanh ASEAN và Trường Đại học Lý Quang Diệu để xếp hạng mức độ cạnh tranh của các nước trong khu vực. Kết quả cho thấy thông tin không lạc quan đối với Việt Nam. Các tiêu chí môi trường tài chính, hạ tầng cơ sở cho thấy Việt Nam đứng cuối bảng so với các nước ASEAN”, ông Khương nói.

Tuy nhiên, ông Khương cũng cho rằng vẫn có yếu tố tích cực là với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp có chất lượng, hiện Chính phủ đang xây dựng một luật dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Luật này nếu được thông qua sẽ gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Xã hội luôn tiếp nối không ngừng các thế hệ doanh nhân. Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nhân hiện đại luôn phải có tri thức, sự sáng tạo, bản lĩnh để dẫn dắt doanh nghiệp phát huy được những tiềm lực vốn có, đóng góp chung vào sự phát triển của cộng đồng, xã hội.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI thì cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp nên tiếp tục có những kiến nghị sửa Hiến pháp. Nhất là ba lĩnh vực chính rào cản kinh doanh, tiêu chuẩn kĩ thuật, thủ tục hành chính.[1]

“Các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội vẫn chưa định hình được. Bộ Công Thương là bộ khuyến khích cạnh tranh nhưng các quy định của Bộ vẫn tạo ra rất nhiều rào cản như quy định về gas, về đất. Các quy định này không cho phép doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường, tạo độc quyền cho các doanh nghiệp lớn”, ông Đức nói. [2]

Ngoài ra, theo vị luật sư, còn có các rào cản kỹ thuật. Ví dụ tiêu chuẩn về sữa là do các doanh nghiệp tự công bố. Các tiêu chuẩn về du lịch thì hiện nay mỗi khách sạn có một tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn về sao của khách sạn hiện nay do khách hàng cảm nhận. Tôi từng đến một khách sạn 4 sao nhưng lại có cảm nhận chỉ bằng chỗ 2 sao khác.[3]

Bên cạnh đó, có cải thiện trong việc tạo dựng một môi trường cạnh tranh minh bạch và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, không chỉ hướng đến xóa bỏ các rào cản, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

“Đó chính là tinh thần của Nghị quyết 35 và Nghị quyết 19 của Chính phủ. Kết quả bước đầu tốt nhất là sự ra đời và thành lập của các doanh nghiệp mới. Số doanh nghiệp được thành lập dự kiến sẽ cao nhất trong năm nay. Luật DNVVN cũng sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp”, ông ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định.

Để làm được điều này, các thế hệ doanh nhân luôn cần sự hỗ trợ của Chính phủ, thông qua sự tạo lập môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh trong sạch, công bằng, tiến bộ.

NGUYỄN THANH

——————————————

Dân sinh (Kinh tế) 11-10-2016:

http://baodansinh.vn/ngay-doanh-nhan-ban-ve-xoa-bo-rao-can-kinh-doanh-d44619.html

(192/899)

[1] Sai: Ba lĩnh vực chính là rào cản kinh doanh là: Điều kiện (không phải là rào cản) kinh doanh, quy chuẩn (không phải tiêu chuẩn) kỹ thuật, sao lại nhất là ở sau đề nghị sửa Hiến pháp?

[2] Sai: Không phải là tổ chức xã hội, mà là các tổ chức và xã hội. Sai: bộ quản lý chống độc quyền. Không nói về gas, về đất mà nói làm phân, xuất gạo, nhập xăng, bán gas, buôn rượu,…

[3] Sai: Sai: Sửa là ý của bà Thái Hương. Sai: Nói là việc phong giáo sư, xếp hạng sao khách sạn,… không phải là việc của nhà nước. Đây là tiêu chuẩn chất lượng, để cho doanh nghiệp, các tổ chức tự đánh giá. Tránh Nhà nước xem xét chặt chẽ xếp hạng sao, nhưng nếu sau đó không bảo đảm tiêu chuẩn, thì khác nào Nhà nước đánh lừa người tiêu dùng…. Trích sai ý cả 3 đoạn.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,921