1.216. Hà Nội: Bất thường 26/300 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng

(VTV1) – Theo thống kê từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, chỉ có 26 dự án bất động sản trong tổng số hơn 300 dự án thế chấp vay vốn ngân hàng.

Dự án được ngân hàng tài trợ cho vay vốn là một trong những tiêu chí quyết định người mua nhà có rút hầu bao hay không. Bởi khi được ngân hàng cho vay vốn, dự án mới có thể triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất nhiều dự án quảng cáo là được ngân hàng cho vay vốn nhưng lại không hề có tên trên hệ thống của các cơ quan quản lý nhà nước. Đại diện văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cho biết, mới chỉ có 26 trên tổng số hơn 300 dự án hiển thị trên hệ thống là đang thế chấp ngân hàng. Còn những dự án thế chấp chui, vay chui, không công khai, cơ quan này cũng không thể nắm được.

Luật sư Trương Thanh Đức – người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng – cho biết : “Thực tế gần như 100% các dự án bất động sản đều phải dựa vào nguồn vốn của ngân hàng. Nhưng do không phải dự án nào cũng có đủ điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp dự án theo đúng quy định của pháp luật nên vì lợi nhuận, ngân hàng đã nghĩ ra đủ cách để cho vay. Sau đó, dùng điều 142 của Luật các tổ chức tín dụng, để che dấu thông tin về các khoản cho vay này”.

Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội thừa nhận, những dự án được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội, đủ điều kiện để thế chấp vay là rất ít. Điều đó có nghĩa là phần lớn sẽ phải lách để cho vay và được vay. Và khi thông tin vay bị bưng bít, khách hàng có lên các cơ quan chức năng tra cứu thì cũng chẳng tìm ra được thông tin gì. Hậu quả là nếu doanh nghiệp vay ngân hàng nhưng không có tiền trả thì ngân hàng sẽ siết chính căn hộ mà khách hàng vừa mua.

——————

VTV1 (Chào buổi sáng) 7h ngày 26-7-2016:

 http://vtv.vn/kinh-te/ha-noi-bat-thuong-26-300-du-an-bat-dong-san-the-chap-ngan-hang-20160726084654992.htm

(phút 2:00)

PV Tuyết Mai phỏng vấn LS Trương Thanh Đức ngày 25-7-2016.

Có 3 dạng thế chấp chính:

Thứ nhất là thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, đăng ký tại Sở TNMT – Phải có Sổ đỏ.

Thứ hai là thế chấp dự án, đăng ký tại Sở TN – Không cần Sổ đỏ, nhưng mới quy định, chưa thực hiện nhièu

Thứ ba là thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án, đăng ký tại Trung tâm Đăng ký Quốc gia Tài sản và giao dịch, Bộ Tư pháp. Đây là cách thức chính từ trước đến nay.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,614