1.318. Thay đổi tư duy để nuôi dưỡng doanh nghiệp

(ĐT) – Khởi sự doanh nghiệp không phải là vấn đề mới, nhưng lại đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất lớn. 
Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như một mầm cây, cần môi trường tốt để lớn lên
Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như một mầm cây, cần môi trường tốt để lớn lên

Xung quanh vấn đề này, Báo Đấu thầu đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế.

Quan điểm của ông thế nào khi có ý kiến cho rằng, trong thời gian gần đây, tinh thần khởi sự doanh nghiệp đang thực sự trỗi dậy?

Nhìn chung, bức tranh về môi trường đầu tư, kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp tại Việt Nam đã sáng sủa hơn với nhiều cải tiến so với trước đây.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ là “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các nghị định hướng dẫn đã nói rất rõ là “bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Tiếp đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 lại tiếp tục khẳng định điều này. Ngay trong đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết: “Nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”.

Thực ra, không phải do những động thái vừa qua làm cho tinh thần khởi sự doanh nghiệp trỗi dậy, mà đây là một dòng chảy liên tục, từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Sở dĩ trong thời gian qua, vấn đề này được quan tâm, nhấn mạnh nhiều hơn là do Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Chính phủ mới, tất cả đều nhìn thấy rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp.

Thay đổi tư duy để nuôi dưỡng doanh nghiệp ảnh 1

Luật sư Trương Thanh Đức

Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải khó khăn gì, nhất là trong quá trình khởi nghiệp?

Muốn phát triển doanh nghiệp thì không thể vận hành một thiết chế gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Việc cần làm bây giờ của Chính phủ phải triển khai, phải kiên quyết loại bỏ những quy định không phù hợp, gây cản trở cho doanh nghiệp. Vấn đề không phải là đúng – sai, mà là làm thế nào cho phù hợp, khuyến khích doanh nghiệp làm ăn, phát triển.

Cốt lõi vẫn là để cho thị trường quyết định, người tiêu dùng lựa chọn; tạo cơ chế giám sát cho các hiệp hội, nhân dân, xã hội, chứ không phải cái gì cũng phải quản lý, ban hành điều kiện một cách vô tội vạ, hay quá chặt chẽ. Đây là bài toán kinh tế, việc đặt ra quá nhiều điều kiện thì sẽ phải tốn chi phí, từ đầu tư, trang bị cho đến kiểm tra, giám sát, quản lý áp dụng… Mở ra cho doanh nghiệp phát triển thì đương nhiên có cả mặt tích cực và hạn chế, nhưng hạn chế chỉ là phần nhỏ, cái được vẫn là lớn hơn như đóng góp cho GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động… Quan trọng nhất là phải tạo ra được một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, cạnh tranh và dân chủ.

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là không thể chấp hành đúng pháp luật, vì hệ thống pháp luật quá phức tạp, quá rối rắm, mâu thuẫn, kể cả đối với luật sư chuyên nghiệp. Hàng loạt các quy định từ gas, xăng dầu, gạo, rượu, nhập khẩu ô tô… hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp và trái với pháp luật, nhưng những rào cản đó vẫn ngang nhiên được tồn tại như: 59 tội mà người bị kết án có thể bị tịch thu tài sản vẫn được đưa vào luật; Thông tư số 20/2011/TT-BCT về nhập khẩu ô tô dưới 4 chỗ ngồi… Chính vì độ rủi ro của pháp luật cao như vậy nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải sang Singapore để khởi nghiệp, nhất là mảng kinh doanh công nghệ thông tin.

Liệu đến năm 2020, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp không, thưa ông?

Với cơ chế như hiện nay, mục tiêu mà Nghị quyết 35 của Chính phủ đặt ra là từ nay đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động là khó. Nhưng nếu bây giờ thay đổi tư duy, chuyển mạnh sang phục vụ doanh nghiệp, nhân dân, thì việc đạt được mục tiêu này là không có gì khó, thậm chí có thể lên tới 2 triệu doanh nghiệp.

Mặc khác, nếu bắt một doanh nghiệp khởi sự phải chấp hành đủ mọi thứ luật lệ giống như một doanh nghiệp bình thường, thì chắc chắn là không thể khởi sự, sống được. Để doanh nghiệp khởi sự thành công thì Nhà nước phải hỗ trợ, chấp nhận bỏ qua một số luật lệ nhất định. Khác với những “ông lớn”, mọi thứ với doanh nghiệp khởi sự đều là mới lạ, đều non kém, từ kinh nghiệm, trình độ, pháp lý, chuyên môn kỹ thuật, thị trường, khách hàng, vốn liếng.

Chân thành cảm ơn ông!

——————

Đấu thấu (Doanh nghiệp) 02-9-2016:

http://baodauthau.vn/doanh-nghiep/thay-doi-tu-duy-de-nuoi-duong-doanh-nghiep-26538.html

(983/983)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,842