1.325. Giải quyết nợ xấu: “Mắc” ở khâu nào?

(THCL) – Xung quanh hoài nghi về con số nợ xấu hiện cao hơn nhiều so với công bố và những quan ngại từ thực trạng này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB Pháp chế NH, Giám đốc Công ty Luật ANVI nêu quan điểm: “Nếu Nhà nước nhận rõ nguy cơ, cũng như sự cần thiết, cấp bách để giải quyết tồn tại này thì có lẽ không phải chờ đến hôm nay”.

 

Theo công bố, nợ xấu của Việt Nam từ 2 – 3%. Tuy nhiên, không ít thông tin cho rằng, có sự “móc nối” giữa cán bộ NH với người đi vay để tăng giá trị tài sản. Theo luật, nếu “lộ”, cán bộ NH sẽ bị xử lý. Vì vậy, khi nợ đến hạn thanh toán, phải thu hồi tài sản thế chấp, lại bị “treo” ở đó. Liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân khiến con số nợ xấu cao hơn nhiều?

Cao hơn là do phỏng đoán, không ai biết chính xác là như thế nào, vì Thanh tra NHNN đôi khi không công bố hoặc công bố số nợ khác nhau.

Việc định giá tài sản, có 3 khả năng xảy ra: Cho vay dự án khả thi không cần biết đến tài sản; đánh giá thấp tài sản, thế mới có chuyện DN kêu trời vì tài sản đáng giá khoảng 10 tỷ đồng, nhưng chỉ định giá khoảng 3 tỷ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh; tăng vốn so với giá trị. Trong đó, cũng có khả năng, lúc thẩm định cho vay, hoàn toàn đánh giá bình thường, nhưng đến thời điểm phải thanh toán, giá cả biến động giảm.

Việc thông đồng, móc nối cố tình tăng… cũng có. Nhưng tôi nghĩ, hiện tượng đó không nhiều, vì trách nhiệm nặng nề. Trên thực tế, có khi không cần xử lý tài sản, khả năng sản xuất, kinh doanh vẫn thu hồi vốn để trả nợ được, trường hợp xấu nhất mới phải động đến tài sản bảo đảm.

Mặt khác, không phải NH không muốn thu hồi tài sản, mà vướng ở vấn đề trách nhiệm – thậm chí người không liên quan cũng phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo, chi nhánh cũng phải chịu trách nhiệm về hiệu quả, tổng thể – đây là cái dở của chúng ta. Lẽ ra, phải chấp nhận một sự thật rằng, chỉ có thế thôi thì bán như thế, giống như trường hợp Vinashin, Vinalines, đáng lẽ cắt lỗ dứt khoát từ đầu thì thiệt hại ít hơn, song cứ cố kéo dài khiến thiệt hại trầm trọng.

Nợ xấu cũng vậy, nếu kỳ vọng để lại mỗi năm một giá, thị trường lại lên mấy chục phần trăm có khi lại tốt, nhưng điều đó không nên, thậm chí có thể mắc sai lầm. Nhà nước cũng đang “mắc” ở chỗ đó. Tất cả nợ xấu đang khoanh ở đó để chờ, nó tốt còn đỡ, còn nếu như thế hoặc xấu đi thì hậu quả còn nặng nề hơn nhiều.

Theo ông, nợ xấu của Việt Nam hiện khoảng bao nhiêu phần trăm, cả nợ công khai lẫn nợ không công khai…?

Có thể cộng con số nợ xấu hiện tại với nợ chưa được xử lý và VAMC, một phần nữa là chưa tính đúng, chưa tính đủ sẽ tăng vài phần trăm… chứ nói là bao nhiêu, phán đoán bừa 10 – 15 – 20% chỉ là nói cho vui.

Rõ ràng, phương pháp tính với những thống kê cụ thể, sẽ cho con số khác hẳn. Có thời điểm, nước ngoài đã tính ra con số nợ xấu của Việt Nam là 14%.

Một số chuyên gia có ý kiến, nợ xấu của Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều so với con số công bố?

Việc này, lỗi lớn, theo tôi đó là bởi chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật. Ngành NH biết nhưng không giải quyết được, vì vướng đủ thứ: kỷ luật, trách nhiệm cá nhân, cơ chế để hỗ trợ giải quyết…

Nếu Nhà nước nhận rõ nguy cơ, cũng như sự cần thiết, cấp bách để giải quyết tồn tại này thì có lẽ không phải chờ đến hôm nay. 5 năm vừa rồi, không có chính sách gì có thể giải quyết căn bản và tốt nhất tình trạng nợ xấu. Có chăng, chỉ theo lối hình thức, qua quýt, lấp liếm và tạm bợ, đối phó, khoanh, nhốt, che giấu nợ…, chưa có biện pháp gì mạnh dạn – thực sự đi vào giải quyết vấn đề. Vì thế, đến giờ còn đang ngồi tính xem làm thế nào…

Vậy theo ông, phương pháp khả thi để giải quyết nợ xấu hiện nay là gì?

Trước mắt cũng như lâu dài là vấn đề của thị trường, phải giải quyết theo thị trường, song dường như Việt Nam đang làm ngược lại. Ở đây là chính sách, định hướng sai lầm. Lẽ ra, trước hết là luật lệ, không thể để “luật không bán được nợ”; thứ hai, cơ chế phải dứt khoát, buộc bán ra thị trường thì phải chấp nhận, không thể nào nói rằng bán bây giờ thì lỗ, thiệt hại…

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Hà (Thực hiện)

——————

Thương hiệu & Công luận (Kinh tế) 07-9-2016:

http://thuonghieucongluan.com.vn/tin-tuc/kinh-te/29196-giai-quyet-no-xau-mac-o-khau-nao.html

(915/915)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,519