1.347. Doanh nghiệp cần một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, minh bạch để phát triển

(ĐCS) – Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những giải pháo tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế cần một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, công khai minh bạch để phát triển.

Ảnh minh họa (Ảnh:M.P)

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những năm gần đây, Chính phủ đã rất quan tâm và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Trong cuộc hổi thảo với chủ đề “Làm sao để môi trường đầu tư – kinh doanh minh bạch, ổn định” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức gần đây Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam vẫn đang là địa điểm đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ. Thị trường Việt Nam đang hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ chính trị xã hội ổn định, quy mô thị trường tương đối lớn, kết nối vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI đánh giá, so với thế giới, môi trường kinh doanh Việt Nam còn phức tạp, chi phí chính thức và phi chính thức còn cao, do đó, dù có tiền bộ nhưng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn ở mức trung bình, vẫn cần phải cải quyết liệt hơn.

Một trong những cải cách đáng ghi nhận là việc xác định khu vực kinh tế tư nhân là động lực trong phát triển kinh tế. Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chính sách, sáng kiến mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp.

Tuy vậy, những rào cản lớn về môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận hạn chế đối với các nguồn lực sản xuất đã khiến khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam khó lớn mạnh. Trong đó, tiếp cận về đất đai, tài chính và bộ máy hành chính là ba điểm lớn đối với đầu tư và phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung, của một số tỉnh thành nói riêng vẫn tồn tại không ít bất cập, hạn chế, thậm chí gây ra những rủi ro chính sách đẩy doanh nghiệp vào tình thế nan giải, mất hoặc giảm cơ hội kinh doanh, thậm chí rơi vào thua lỗ, nợ nần dẫn đến phá sản.

Cũng tại hội thảo này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, một khi đã kinh doanh thì doanh nghiệp phải chấp nhận nhiều loại rủi ro lỗ lãi, hay mất toàn bộ tài sản. Nhưng đáng lo ngại là ngoài các rủi ro về thị trường, doanh nghiệp lại phải chịu thêm cả rủi ro pháp lý, hay rộng hơn là rủi ro chính sách.

Từ những thực tế này nhiều chuyên gia cho rằng hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần chính sách minh bạch, ổn định

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, vì những vấn đề vướng mắc, bất ổn về chính sách, sự thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp, khiến không ít doanh nghiệp “bình thường” e ngại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh lâu dài vì quá nhiều rủi ro.

Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, việc Chính phủ có chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp là đúng đắn, nhưng doanh nghiệp ngoài sự đồng hành cần có sự bảo vệ tốt hơn.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong thời gian qua, trong chi phí kinh doanh, chúng ta không chỉ nói tới chi phí thấp mà còn nói tới rủi ro thấp. Khi nói tới việc trên nóng dưới lạnh “thờ ơ vô cảm” thì không chỉ cấp địa phương mà còn ở cấp bộ, ngành trung ương.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, khi kêu gọi doanh nghiệp đầu tư dự án, nhiều nơi cơ quan không thực sự có cùng quyết tâm với doanh nghiệp khi thay đổi chủ trương, do lợi ích nhóm làm ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, đẩy họ vào tình thế khó khăn.

Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, do đó quy định pháp luật phải bảo đảm một cách trọn vẹn, tiến bộ và sòng phẳng về quyền sở hữu và hoạt động đầu tư, kinh doanh. Cần rà soát hệ thống pháp luật, chính sách về sở hữu tài sản, khuyến khích bảo đảm đầu tư, kinh doanh an toàn.

———–

Đáng Cộng sản (Kinh tế và Hội nhập) 05-6-2017:

http://www.dangcongsan.vn/preview/newid/440592.html

(73/869)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,924