1.364. Doanh nghiệp Việt “ngán” nhất điều gì?

(NĐT) – Những rủi ro về pháp lý, những khoản chi dành để giải quyết các thủ tục hành chính là những điều khiến doanh nghiệp “ngao ngán” nhất hiện nay.

Những khoản “chi phí tuân thủ pháp luật” khiến doanh nghiệp ngao ngán/nguồn ảnh: internet

Trao đổi tại Hội thảo “Làm gì để môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, bình đẳng?” Giới chuyên gia cho rằng bên cạnh những quy định về điều kiện kinh doanh tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp thì cũng rất cần làm giảm bớt những rủi ro, nâng cao tính an toàn trong kinh doanh bằng cách giảm bớt hoặc bãi bỏ những can thiệp trái với nguyên tắc thị trường.

Ông Phan Đức Hiếu – Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, doanh nghiệp hiện nay “ngán” nhất là phải đối mặt với những khoản chi mà thuật ngữ gọi là “chi phí tuân thủ pháp luật”, nó thể hiện bằng thời gian để làm thủ tục hành chính, phí và lệ phí phải trả cho nhà nước để giải quyết các thủ tục hành chính và các chi phí chính thức, phi chính thức.

Bên cạnh đó, những rủi ro pháp lý rất cao cũng khiến doanh nghiệp “đau đầu”. Theo phân tích của ông Hiếu, đối với các nhà kinh doanh rủi ro pháp lý sẽ khiến cho người ta không đầu tư dài hạn, khiến cho người ta đầu tư một cách cơ hội và khiến cho người ta đầu tư nhưng mong muốn khấu hao nhanh và khấu hao cao.

Dẫn chứng một vài rủi do pháp lý doanh nghiệp có thể gặp phải, ông Hiếu cho biết: Giấy phép hiện nay có thời hạn 5 năm, sau 5 năm phần lớn giấy phép phải xin cấp lại, thế nhưng việc doanh nghiệp có được cấp lại hay không lại hoàn toàn là câu chuyện khác. Ông Hiếu đặt câu hỏi nếu không được cấp lại thì hoạt động đầu tư trong vòng 5 năm trước của doanh nghiệp sẽ ra sao?

Ông Hiếu nhận định: Tất cả những khoản đầu tư không phải để mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm, tăng doanh số thì đó là những khoản đầu tư rủi ro và lãng phí.

“Trước đây có một nghị định về kinh doanh khí gas, Hiệp hội kinh doanh khí gas ở Hà Giang cho biết hội có 40 hội viên nhưng sau một năm đã rút xuống chỉ còn 29 vì 11 hội viên đã… phá sản. Nguyên nhân là sau khi sửa nghị định về gas chúng ta nâng chuẩn mực về điều kiện kinh doanh gas, doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền khoảng 1,5 tỷ đến 2 tỷ để đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật, doanh nghiệp nào không đầu tư sẽ bị sụp đổ. Thế nhưng nghịch lý là nghị định hiện nay đang sửa để hạ chuẩn mực về gas, tức là những doanh nghiệp nào chót ngoan tuân thủ theo luật pháp để tồn tại thì nay lại hạ chuẩn mức về gas vậy chi phí mà những doanh nghiệp tuân thủ bỏ ra vừa rồi là lãng phí” – ông Hiếu nói.

Một vấn đề nữa được ông Hiếu đề cập là rủi ro về sản phẩm sáng tạo mà doanh nghiệp làm ra. Nếu không được bảo hộ chính đáng thì sẽ giết chết sự sáng tạo, làm méo mó sự cạnh tranh và không thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Theo ông Hiếu, tất cả những chuẩn mực về điều kiện kinh doanh không rõ ràng sẽ tạo điều kiện để rủi ro. Doanh nghiệp chỉ bỏ vốn đầu tư lâu dài khi họ được bảo đảm an toàn về tài sản, sản phẩm họ sản xuất ra được bảo vệ chính đáng, quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ đúng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viênTrung tâm Trọng tài quốc tế, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, mặc dù đã sau 30 năm chuyển đổi kinh tế thị trường và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh nhưng pháp luật vẫn chưa tạo ra được sự an toàn pháp lý tối thiểu nhất, chưa nói là đầy đủ, cần thiết. Điều này cho thấy nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân đang phải đối mặt với rủi ro và sự trừng phạt rất lớn về môi trường đầu tư, về môi trường pháp lý và chính sách đầu tư kinh doanh.

Còn ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, mặc dù nhiều doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng trong quá trình thi hành công vụ cũng nói nhiều điều kiện kinh doanh đưa ra bất hợp lý nhưng cuối cùng lại lập luận rằng pháp luật quy định thì phải thực hiện.

“Tôi cho rằng nếu luật không phù hợp cũng cần sửa luật, các bộ ,ngành thấy không hợp lý phải kiến nghị sửa đổi, nghị định, thông tư bất hợp lý thì càng phải sửa đổi” – ông Lộc nói.

Thiên Di

———–

Người đưa tin (Kinh doanh) 13-6-2017:

http://www.nguoiduatin.vn/doanh-nghiep-viet-ngan-nhat-dieu-gi-a329048.html

(107/894)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,930