1.381. Lách luật mua nhà ở xã hội: Quyết “trảm” tận gốc

(DĐDN) – Sau khi báo DĐDN đăng bài viết “Bất cập từ chính sách, dân ngang nhiên trục lợi nhà ở xã hội”, ông Vũ Ngọc Đạm – Trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận việc quản lý nhà ở xã hội như hiện nay là cực kỳ khó.

Một trong những dự án nhà ở xã hội bị phát hiện sử dụng không đúng đối tượng

Trao đổi với phóng viên, ông Đạm cho biết, việc xét duyệt nhà ở xã hội cho các đối tượng chủ yếu trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư dự án. Từ lúc bắt đầu nhận hồ sơ đến khi xem xét chấm điểm, đối tượng đó có được mua hay không, có được ký hợp đồng hay không thì chủ đầu tư quyết. Còn cơ quan quản lý nhà nước như Sở Xây dựng chủ yếu kiểm tra để tránh các đối tượng mua ở hai dự án.

“Tất cả các thủ tục còn lại chủ đầu tư quyết định hết. Còn việc trục lợi hay không trục lợi qua kiểm tra cơ quan chức năng sẽ xác định cụ thể, nếu có trục lợi ở đây sẽ xử lý vi phạm là điều chắc chắn” – ông Đạm khẳng định.

Khi chính quyền ‘né’ trách nhiệm

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho rằng, tình trạng lách luật mua bán nhà ở xã hội là do buông lỏng quản lý từ khâu tiền kiểm đến hậu kiểm.

Theo ông Hùng, hiện nay chủ đầu tư được giao quá nhiều quyền, trong khi nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chương trình này không hề nhỏ. Từ khâu xét duyệt hồ sơ, khâu tiếp nhận các hộ dân vào ở, đến vận hành tòa nhà đều thiếu “bóng dáng” của chính quyền.

Đây có thể coi là sự né tránh trách nhiệm trong việc thẩm tra xét duyệt các đối tượng, kiểm soát quá trình xây dựng, diện tích sử dụng chung, riêng trong các dự án nhà ở xã hội và đương nhiên tất cả các khâu này đều phát sinh kẽ hở cho các đối tượng trục lợi.

“Chính sách phát triển nhà ở xã hội là tốt, nhiều đối tượng thu nhập thấp đã có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng lại chưa có cơ chế kiểm soát, không đồng bộ và thiếu vai trò quản lý nhà nước. Mặc dù các hiện tượng như trên chưa nhiều, khó phát hiện, nhưng nếu không có các chính sách chặt chẽ, tình trạng trục lợi nhà ở xã hội sẽ gia tăng” – ông Hùng khẳng định.

Ông Hùng cũng đưa ra dẫn chứng, một số nước trên thế giới tập trung siết chặt các điều kiện của đối tượng tham gia phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ điều kiện của người dân về thu nhập, diện tích ở để được quyền mua nhà và khi mua được nhà phải dọn đến sinh sống trong thời gian nhất định, nếu bị phát hiện có “mục đích” khác sẽ thu hồi ngay.

Đồng thời, các chủ đầu tư cũng luôn bị đặt trong “tầm ngắm” từ khi xây dựng đến vận hành tòa nhà theo đúng cam kết, thiết kế. Nhà nước ban hành đầy đủ các chế tài xử phạt vi phạm.

Theo ông Hùng, ngoài việc bổ sung các chế tài xử phạt cùng sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương trong công tác tiền kiểm và hậu kiểm, về lâu dài cần tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Sẽ cho vào danh sách “đen”

Các chuyên gia cho rằng, do nhu cầu nhà ở xã hội là vô cùng lớn trong khi nguồn cung có phần hạn chế, nhất là đối với những dự án nhà ở xã hội có hạ tầng tốt làm nảy sinh tâm lý sốt ruột, nôn nóng muốn thuê, mua nhà ở xã hội. Chính tâm lý này của khách hàng đã tạo điều kiện cho bên thứ ba tung ra các chiêu trò để chuộc lợi.

Chia sẻ về tính rủi ro khi mua nhà ở xã hội, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết: “Nếu xảy ra tranh chấp hoặc quá trình sử dụng nhà có vấn đề gì thì người mua hoàn toàn gánh chịu rủi ro, nếu có kiện người bán hoặc cơ quan liên quan thì không có cơ sở pháp lý, pháp luật nên không thể bảo vệ, đảm bảo được quyền lợi của người mua nhà”.

Trả lời câu hỏi về việc xử lý các chủ đầu tư tiếp tay cho việc trục lợi chính sách? Ông Đạm cho rằng, trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm thì đương nhiên phải xử lý. Ví dụ như bán nhà không đúng đối tượng thì bị thu hồi, chủ đầu tư sẽ bị xử lý về hành chính.

“Nếu phát hiện trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật, tiếp tay ở trục lợi sẽ bị cho vào danh sách “đen” trong việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời sẽ kiến nghị thành phố không giao thực hiện các dự án nhà ở xã hội khác trên địa bàn”.

Mới đây Bộ Xây dựng cũng ban hành Công văn số 1872 nhắc nhở các địa phương cần kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp làm trái quy định của pháp luật về nhà ở xã hội. “Về mua bán nhà ở xã hội nhà nước quy định rồi, chúng ta cứ thực thi thôi. Khi Bộ Xây dựng rà soát xong, chúng tôi sẽ kiến nghị cơ quan chức năng để điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế” – ông Đạm khẳng định.

Lưu Vân

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Thị trường) 11-10-2016:

http://batdongsan.enternews.vn/thi-truong/lach-luat-mua-nha-o-xa-hoi-quyet-tram-tan-goc-20161010131231.html

(84/1.016)

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,559