1.420. Công bố kết quả kiểm tra VInastas: Chưa rõ đơn vị tài trợ

(TT) – Bộ Công thương khẳng định Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đã dùng sai khái niệm và không độc lập khi công bố nước mắm nhiễm thạch tín.

Khách chÍn mua n°Ûc m¯m truyÁn thÑng t¡i siêu thË ß TP.HCM chiÁu 23-10 ¢nh: T.T.D.

Khách chọn mua nước mắm truyền thống tại một siêu thị ở TP.HCM – Ảnh: T.T.D.

Theo kết luận chính thức từ Bộ Công thương ngày 8-11, quá trình khảo sát nước mắm của Vinastas đã không đảm bảo tính độc lập, tin cậy và minh bạch.

Một số khâu khảo sát chỉ do chủ tịch và một số cá nhân thực hiện. Riêng tên tổ chức tài trợ Vinastas thực hiện khảo sát vẫn còn là một bí mật.

Khâu lấy mẫu có vấn đề

Sau khi lập đoàn và tiến hành kiểm tra Vinastas, Bộ Công thương khẳng định việc khảo sát, công bố chất lượng nước mắm gây hoang mang dư luận thời gian qua mặc dù là nhân danh Vinastas nhưng khi thực hiện lại không có chương trình rõ ràng, mà khảo sát chủ yếu do chủ tịch (ông Đoàn Phương – PV) và một số cá nhân thực hiện.

Từ đó dẫn tới nhiều khâu thực hiện khảo sát và công bố không được các cấp có thẩm quyền của Vinastas phê duyệt và giám sát.

Xác nhận với Tuổi Trẻ, một thành viên trong đoàn kiểm tra do Bộ Công thương chủ trì cho biết việc khảo sát chất lượng nước mắm do chính Vinastas thực hiện, trên cơ sở mua mẫu khảo sát ở bên ngoài và trực tiếp tiến hành khảo sát, đưa đi kiểm nghiệm.

Đặc biệt, Bộ Công thương công bố toàn bộ 150 mẫu Vinastas mua không có hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, chỉ có hóa đơn bán lẻ, hóa đơn bán hàng… Ngoài ra, có 61 mẫu có bảng kê do cán bộ đi mua tự lập.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, quá trình lấy mẫu và đi mua mẫu do Vinastas thực hiện là thiếu tin cậy, thiếu thống nhất khi một số mẫu không được mã hóa trước khi thử nghiệm.

Trước đó, một vị lãnh đạo hiện đang là phó chủ tịch của Vinastas cũng xác nhận với Tuổi Trẻ rằng hoàn toàn không biết gì về hoạt động khảo sát và công bố chất lượng nước mắm do một 
số lãnh đạo trong hội thực hiện.

Về những nội dung liên quan đến kết quả khảo sát chất lượng nước mắm được Vinastas cung cấp theo Bộ Công thương là không có căn cứ khoa học.

Cụ thể, dẫn Từ điển bách khoa VN, Bộ Công thương nêu việc đồng nhất khái niệm arsen với thạch tín là một chất cực độc có trong nước mắm là không đúng, gây nhầm lẫn, hoang mang cho 
người tiêu dùng.

“Việc công bố thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm nước mắm của Vinastas có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 12, điều 5 Luật an toàn thực phẩm: “Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh”…” – Bộ Công thương kết luận.

Tổ chức tài trợ đứng sau

Theo kết quả kiểm tra của Bộ Công thương, Vinastas cũng thừa nhận hoạt động khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ từ tổ chức bên ngoài. Điều này, theo Bộ Công thương, khiến kết quả khảo sát không đảm bảo tính độc lập theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Bộ Công thương mặc dù kiểm tra nhưng lại không công bố cụ thể doanh nghiệp 
nào là nhà tài trợ.

Về hướng xử lý, bên cạnh đề nghị Vinastas cải chính các nội dung sai lệch, Bộ Công thương cho rằng cần kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm, xử lý các cá nhân liên quan.

Đặc biệt, Bộ Công thương còn đề nghị Bộ Nội vụ xác minh tư cách pháp lý của Vinastas trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bởi thực tế, mặc dù tên được đặt là Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng nhưng Bộ Công thương nêu rõ tổ chức này thực chất chỉ là tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trịnh Anh Tuấn – phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương – chỉ rõ: theo quy định trong điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phép “độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ…”.

Như vậy, theo quy định của luật, thẩm quyền độc lập khảo sát và công bố kết quả chỉ được trao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chứ không phải là của một tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

“Do đó, nếu Vinastas căn cứ điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để thực hiện các hoạt động độc lập khảo sát và công bố kết quả nêu trên là chưa phù hợp với quy định của pháp luật” – ông Tuấn khẳng định.

Nguyên liÇu cá c¡m ch¿ bi¿n n°Ûc m¯m Phú QuÑc ¢nh: HîU KHOA

Nguyên liệu cá cơm chế biến nước mắm Phú Quốc – Ảnh: HỮU KHOA

Bộ Công thương nên thông tin rõ hơn

Trao đổi về kết quả kiểm tra Vinastas của Bộ Công thương, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI – đánh giá Bộ Công thương đã làm rõ được tư cách pháp lý của Vinastas khi khảo sát về nước mắm.

Và những thông tin Vinastas đưa ra có điểm sai cực kỳ nghiêm trọng, làm náo loạn thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Đức, kiến nghị xử lý của Bộ Công thương chưa giải quyết triệt để vấn đề này. Điều mà người dân và doanh nghiệp kinh doanh nước mắm truyền thống mong muốn nhất là phải chỉ rõ ai đứng sau việc khảo sát nước mắm.

Phải có cơ sở thì Bộ Công thương mới đưa ra thông tin có nhà tài trợ. “Tại sao lại không thể thông tin rõ ràng hơn?” – ông Đức hỏi.

Các kiến nghị của Bộ Công thương cũng chưa giải quyết được triệt để vấn đề của vụ việc này. Ông Đức nói rằng Bộ Công thương có thể kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra và làm rõ ai đứng sau Vinastas, động cơ là gì…

VINASTAS vi phạm hàng loạt quy định

Trong kết quả kiểm tra, Bộ Công thương nêu Vinastas đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng một số nội dung được quy định trong điều lệ: chưa xây dựng quy chế quản lý và hoạt động cũng như quy chế quản lý và sử dụng tài sản.

“Thường trực hội” tồn tại trong suốt nhiệm kỳ (2011-2015), họp giao ban hằng tuần để triển khai các hoạt động của hội nhưng thực tế không hề có quyết định nào thành lập “thường trực hội”. Việc bổ nhiệm chức danh phó tổng thư ký của hội chưa theo đúng quy định tại điều lệ.

Đặc biệt, quy chế chi tiêu nội bộ do Vinastas cung cấp không được xây dựng và ban hành theo đúng quy định của điều lệ, không có văn bản phê duyệt, cũng không được người có thẩm quyền ký ban hành.

ANH ĐỨC

 

“Kết quả kiểm tra còn chung chung”

Ông Nguyễn Văn Nam, chủ doanh nghiệp nước mắm Nam Hương (thị trấn An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang), cho rằng không có lý do gì mà Bộ Công thương không thể công bố tên nhà tài trợ cho VINASTAS.

“Chắc chắn nhà tài trợ phải có lợi ích. Tôi đề nghị Bộ Công an cần làm rõ” – ông Nam nói.

Còn ông Nguyễn Văn Giáo – chủ doanh nghiệp nước mắm Phúc Hưng (Phú Quốc) – hoan nghênh Bộ Công thương công bố kết quả kiểm tra, tuy nhiên ông vẫn hoài nghi còn gì đó mập mờ khi bộ này không nói rõ tổ chức tài trợ kinh phí cho VINASTAS.

Trong khi đó, bà Hồ Kim Liên, chủ tịch Hiệp hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc, nhận xét nội dung kết quả kiểm tra mà Bộ Công thương công bố còn chung chung. Hiệp hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc sẽ phối hợp với hội khác có văn bản nêu ý kiến về việc này.

D.KHÁNH – N.TRIỀU

NGỌC AN

————–

Tuổi trẻ (Kinh tế) 09-11-2016:

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20161109/cong-bo-ket-qua-kiem-tra-vinastas-chua-ro-don-vi-tai-tro/1216006.html

(196/1.483)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,895