1.421. Phát triển các công ty tài chính để thoát tín dụng “đen”

(DĐDN) –  Cùng chung nhận định cho rằng tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, các chuyên gia tài chính cho rằng cơ quan quản lý và người tiêu dùng cần có sự nhìn nhận đúng về các công ty tài chính.

Luật sư Trương Thanh Đức trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam(VIAC).

Dựa trên số liệu thống kê của Stoxplus năm 2016, hệ thống cho vay tiêu dùng thông qua 16 công ty tài chính và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Thị phần tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại chiếm 87,6% phục vụ cho gần 40% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động với các gói tín dụng có gí trị cao.

Trong khi đó, thị trường cho vay tiêu dùng tín chấp tại các nhóm công ty tài chính chỉ chiếm 12,4% phục vụ cho hơn 60% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động bị ngân hàng “từ chối” với các khoản vay có giá trị thấp dưới 100 triệu đồng.

Thực tế cho thấy không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không thị trường tài chính nào có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu này nếu chỉ có hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu vay tiêu dùng nhỏ lẻ trong thời gian ngắn.

Ông Đặng Thanh Hùng  – Giám đốc tiếp thị trung tâm FE Credit

Trao đổi với phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đặng Thanh Hùng – Giám đốc trung tâm tiếp thị FE Credit cho biết: “Trong 5 năm qua, thị trường cho vay tiêu dùng rất nóng, thị trường Việt Nam chiếm 60% dân số, khoảng 30 triệu người trong độ tuổi lao động, nhóm này chủ yếu là công nhân, tiểu thương không có đủ điều kiện vay ngân hàng. Trong khi nhóm khách hàng chính của các công ty tài chính tiêu dùng là những người có thu nhập thấp và trung bình, không có tài sản thế chấp và không chứng minh được thu nhập để đáp ứng nhu cầu vay vốn hoặc vay tiêu dùng từ ngân hàng thương mại. Nếu không có tài chính tiêu dùng, những nhóm khách hàng này chỉ có cách tìm đến tín dụng “đen” với lãi suất cắt cổ và rất nhiều hệ lụy kèm theo”.

LS Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, dịch vụ cho vay cầm đồ chủ yếu là cho vay nóng và luôn phải yêu cầu khách hàng cầm cố tài sản, còn các ngân hàng ít cho vay tiêu dùng, nên các công ty tài chính có vai trò quan trọng trong việc phát triển tín dụng và tiêu dùng.

Thị trường tài chính tiêu dùng là một mảnh đất lớn màu mỡ nhưng tỷ lệ khai thác hiện rất thấp, đây chính là cơ hội đầu tư ngách giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận cho dòng tiền “nhàn rỗi”. Trong cuộc chạy đua về huy động vốn, thì người tiên phong sẽ là người chiến thắng.

“Mách nước” người dân khi tiếp cận dịch vụ tín dụng tiêu dùng

Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết trong tương lai, đầu tư tài chính cho tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh góp phần giảm cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Đi liền với đó, luật sư chỉ ra người đi vay vẫn cần lưu ý khi tiếp cận dịch vụ tín dụng tiêu dùng tránh những thiệt thòi không cần thiết.

Theo luật sư, việc tự nguyện ký vào hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã đồng ý với tất cả các điều khoản trong hợp đồng, nhất là về thời hạn trả nợ lãi suất trong hạn cũng như quá hạn.

Khách hàng không đọc kỹ, không tìm hiểu vấn đề sẽ nghĩ mình bị lừa khi phải trả số nợ quá cao. Lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, công thức tính toán,… tương đối cụ thể, rõ ràng, nhưng người vay ít quan tâm và không đọc kỹ thì sẽ không hiểu. Đến lúc phải trả nợ gốc và lãi, nhất là phải áp dụng chế tài phạt trả chậm, tức áp mức lãi quá hạn, thì khách hàng mới giật mình tưởng rằng bị lừa.

Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp câu chữ trong hợp đồng không thật sự rõ ràng, việc tư vấn, giải thích không đầy đủ, nên khách hàng không hiểu được hoặc hiểu nhầm nên cũng có cảm giác như bị lừa. Điều này thường hay xảy ra đối với phương thức cho vay tính lãi cố định trên dư nợ ban đầu.

Trước khi đặt bút ký hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình. Nếu vi phạm hợp đồng, các công ty tài chính phải xử lý theo đúng pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty tài chính có thể được phép cho vay với lãi suất 30-40% một năm hay cao hơn cũng được. Những chế tài khác như là đôn đốc, thúc giục, kiện ra tòa, xử lý tài sản… đều được pháp luật cho phép.

Đồng thời, các công ty tài chính phải ráo riết, phải làm mạnh nhằm thu hồi vốn để bảo đảm an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh, chứ không thể châm chước, ưu ái cho khách hàng. Cho vay sản xuất kinh doanh thì lãi suất thấp, còn được xem xét nhiều yếu tố để gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi…

Ngọc Diễm

———————————————————————————–

Diễn đàn Doanh nghiệp (Tài chính – Ngân hàng) 13-7-2017:

http://enternews.vn/phat-trien-cac-cong-ty-tai-chinh-de-thoat-tin-dung-den-113838.html

(527/1.026)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,916