1.435. Bài học đắt giá về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

(ANTV) –  Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 vừa được kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV thảo luận kỹ lưỡng. Trong đó tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được Quốc hội và Chính phủ xác định là một trong 3 trọng tâm chiến lược trong giai đoạn này. 

Chuyên mục tiêu điểm kinh tế cuối tuần ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhìn lại những bài học tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn một ( 2011- 2015) để từ đó nhận ra những thách thức trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2 ( 2016-2020).

Chủ trương đúng nhưng quá trình thực hiện thiếu cơ chế giám sát đã gây ra những hậu quả đáng tiếc – đây có thể coi là một bài học đắt giá cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015. Vụ án thất thoát 9000 tỷ động tại Ngân hàng xây dựng Việt Nam chính là một điển hình.Những bài học đắt giá về tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng

Ngân hàng xây dựng Việt Nam được thành lập sau khi được tái cơ cấu lại từ Ngân hàng TrustBank – một ngân hàng đang làm ăn thua lỗ, dù  được “thay máu” mới và đổi tên thành Ngân hàng xây dựng Việt Nam giữa năm 2013, nhưng dưới sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, ngân hàng này liên tiếp mắc sai lầm dẫn đến làm thất thoát số tiền vô cùng lớn lên tới 9000 tỷ đồng.

Ông Trương Thanh Đức – Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng cho rằng, Khi mà nó đã đến cái nguy cơ phá sản như thế rồi thì phải dùng những biện pháp rất là mạnh, dùng các ngân hàng có tiềm lực mạnh thì mới cứu vãn được. Chúng ta lại dùng biện pháp tương đối là dễ dãi cho cái doanh nghiệp năng lực tài chính chưa thực sự mạnh, khả năng quản trị kém thì hậu quả xảy ra gần như là tất yếu

30 năm tù giam được tuyên cho Phạm Công Danh vì những hành vi sai trái của mình. Bản án trong phiên sơ thẩm đã phần nào đáp ứng được sự bức xúc trong dư luận. Ngay tại tòa, Hội đồng xét xử đã khởi tố thêm một vụ án và đề nghị điều tra sai phạm của nhiều cá nhân khác. Phiên sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh kết thúc, nhưng cũng mở ra cho dư luận nhiều hoài nghi về hiểu quả của hoạt động tái cơ cấu ngân hàng trong những năm qua.

Ông Trương Thanh Đức – Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng cho biết, Hàng loạt các ngân hàng được tái cơ cấu dù 5 năm rồi hay mới đây nhưng không thấy tốt lên hẳn mà cứ nhì nhằng thì vẫn luôn tiềm ẩn cái nguy cơ trở lại tệ hại như cũ. Trên thực tế rất nhiều các trường hợp tái cơ cấu ngân hàng bây giờ nhìn thấy hiệu quả không được như mong muốn.

Tuy nhiên, có thể nói vẫn có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn 1 của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (2011-2015). Tiêu biểu có thể kể đến như: thanh khoản ổn định; số lượng hệ thống các Tổ chức tín dụng (TCTD) giảm mạnh, chủ yếu nhờ hoạt động mua bán, sáp nhập; nợ xấu đã được gom lại và thành lập được Công ty chuyên mua bán nợ xấu.

Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương phát biểu, Về tái cơ cấu ngân hàng thì nó mới chỉ đạt được là đảm bảo tính thanh khoản, xử lý nợ được cho một số tổ chức tín dụng, sáp nhập một số ngân hàng yếu kém nhưng thực chất mà nói thì quá trình xử lý nợ xấu như chính phủ đã thừa nhận là chưa đi vào thực chất.

Giải quyết nợ xấu vẫn chưa thực sự đi vào bản chất chính là nguyên nhân khiến hệ thống tài chính ngân hàng đang hằng ngày hằng giờ chịu một áp lực tài chính vô cùng lớn. Chính vì thế, các chuyên gia kinh tế cho rằng giải quyết dứt điểm nợ xấu sẽ là mục tiêu trọng tâm để tái cơ cấu ngân hàng có hiệu quả trong giai đoạn tới.

Tái cơ cấu ngân hàng – trọng tâm là xử lý dứt điểm nợ xấu

Số liệu từ NHNN tính đến cuối T8/2016, toàn hệ thống Tổ chức tín dung (TCTD) đã xử lý được hơn 548 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó các TCTD tự xử lý là 57,2% còn lại bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam gọi tắt là VAMC là 42,8%.

Tuy nhiên việc xử lý nợ xấu vẫn chưa thực sự vững chắc khi tỷ lệ thu hồi nợ của VAMC mới đạt 15%. Đại diện của VAMC cũng thừa nhận tốc độ thu hồi nợ còn nhiều hạn chế khi việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn vô cùng khó khăn.

  1. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC nói, Việc thu hồi nợ của VAMC với các TCTD chủ yếu 70% là khách hàng thu hồi nợ. còn việc bán TSĐB , bán nợ chỉ chiếm 20%. Điều đó cho thấy việc thu hồi nợ, xử lý TSĐB vô cùng khó khăn,

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, quá trình tái cơ cấu ngân hàng sẽ vẫn còn nhiều thách thức khi thời gian qua nợ xấu mới đang được gom lại mà chưa được xử lý dứt điểm.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh- Học viện tài chính phát biểu, Việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thời gian qua khi nợ xấu bán qua cho VAMC thì nợ xấu ở các ngân hàng đã giảm đi rất nhiều. Thực chất kỹ thuật quản lý, cũng như việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn nhiều điều phải nói đến,điều này đòi hỏi quá  trình tái cơ cấu ngân hàng của chúng ta vẫn phải thực hiện nhiều.

Nợ xấu đang làm thị trường tài chính vận hành một cách méo mó, không thực hiện tốt được vai trò huy động và phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường. Đây lại chính là cốt lõi của tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 là phải huy động và phân bố nguồn lực theo nền kinh tế thị trường. Chính vì thế việc xử lý dứt điểm nợ xấu đang là yêu cầu cấp thiết.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang chuẩn bị trình Chính phủ Đề án Tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016-2020. Nhận định của giới chuyên gia lúc này là Chính phủ và NHNN cần coi nợ xấu là “trọng tâm” trong tái cơ cấu. Xử lý dứt điểm nợ xấu sẽ là tiền đề cho các vấn đề an ninh kinh tế, đảm bảo môi trường lành mạnh phát triển nền kinh tế thị trường.

BT

—————————————————-

An ninh TV (Kinh doanh) 20-11-2016:

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/bai-hoc-dat-gia-ve-tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-198709.html

(165/1.249)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,895