1.462. Tài chính tiêu dùng: Sự thừa nhận từ chính nhu cầu thực tế

(VNN) – Mặc dù đã có mặt tại Việt Nam từ hơn 10 năm và đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nhưng phải đến những năm gần đây, các công ty tài chính (CTTC) mới nhận được sự chú ý có phần tương xứng từ phía cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng.

Khó trăm bề vẫn hút triệu khách

Phải đến cuối năm 2016, khi danh sách các CTTC được cấp phép đạt con số 16 và lượng khách hàng lên tới hơn 10 triệu người thì hành lang pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng mới được đánh giá là “tương đối hoàn thiện” sau Thông tư 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động của các CTTC vẫn khó trăm bề, từ việc huy động vốn đến thành lập chi nhánh, bị “áp” trần khoản cho vay, chưa có luật riêng, yêu cầu dự phòng rủi ro cao hay văn hóa tiêu dùng còn nhiều định kiến,…

Điều này không chỉ khiến các CTTC bị giảm khả năng cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng vốn có bề dày lịch sử hơn hẳn mà còn “lép vế” trước các doanh nghiệp cầm đồ đang có xu hướng nở rộ trong thời gian gần đây.

Cụ thể, do không được huy động vốn trực tiếp từ khách hàng cá nhân như ngân hàng nên các CTTC phải sử dụng vốn điều lệ, vay lại của ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu khiến chi phí vốn đầu vào bị tăng cao, dẫn tới mức lãi suất cho vay cũng bị “đội” lên tương ứng.

Còn nếu so với các doanh nghiệp cầm đồ, các CTTC cũng phải đáp ứng nhiều quy định khắt khe trong việc thành lập mới và mở thêm chi nhánh , đồng thời tuân thủ việc trích lập dự phòng rủi ro ở mức cao, thậm chí lên tới 100% giá trị khoản cho vay đối với các khách hàng thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn khiến gia tăng chi phí. Ngay cả quy định nội bộ, điểm giới thiệu dịch vụ,thời gian, cách thức nhắc nợ,… của các CTTC cũng được quy định nghiêm ngặt. Trong khi đó, các doanh nghiệp cầm đồ lại không bị ràng buộc bởi các quy định này nên dễ bề phát triển hơn rất nhiều.

Không chỉ vậy, CTTC lại chịu áp trần cho vay tối đa là 100 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với cả NHTM và doanh nghiệp cầm đồ nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm túc việc thẩm định hồ sơ, thu hồi nợ,… khiến chi phí hoạt động tăng cao.

Gần đây, các công ty tài chính mới nhận được sự chú ý có phần tương xứng từ phía cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, loại hình CTTC, dù đã có mặt ở thị trường Việt Nam hơn 10 năm nhưng vẫn còn có phần mới lạ khiến nhiều người tỏ ra e dè hoặc đánh đồng với các hình thức tín dụng phi chính thức nên hoạt động của CTTC còn gặp không ít khó khăn.

Đã đến lúc phải công bằng hơn

Thực tế cho thấy, dù còn “khó trăm bề” nhưng đóng góp của các CTTC đối với thị trường tài chính tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung là không hề nhỏ.

Chỉ tính riêng CTTC hiện có thị phần dẫn đầu thị trường hiện nay nắm giữa khoảng 48,4% thị phần thì số lượng khách hàng của công ty này đã lên gần 6 triệu khách hàng. Tính chung toàn thị trường, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng từ các CTTC ước đạt hơn 10 triệu người – tương đương 1/9 tổng số dân cả nước.

Hơn thế nữa, theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, NHNN, khách hàng của CTTC là những người rất cần tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cấp bách nên vai trò và lợi ích của các CTTC không chỉ dừng lại ở các con số tuyệt đối như trên.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, “Lợi ích lớn nhất mà các CTTC mang lại cho người tiêu dùng là giúp họ tăng khả năng tiếp cận vốn một cách hợp pháp, hạn chế các rủi ro từ thị trường tín dụng phi chính thức bằng các quy định linh hoạt và dễ dàng hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại”.

Bên cạnh việc góp phần từng bước đẩy lùi tín dụng đen, tài chính tiêu dùng còn giúp người dân nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân, là nền tảng để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế xã hội thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng của người dân.

Đối với những người dân có thu nhập thấp và không ổn định, không thể tiếp cận dịch vụ tài chính từ ngân hàng thì tài chính tiêu dùng tại các công ty tài chính gần như là “cứu cánh” cho họ, vì nếu không có các công ty tài chính như FE Credit thì họ phải trông vào tín dụng đen.” ông Đặng Thanh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tiếp thị FE Credit bổ sung.

Bằng những đóng góp không thể phủ nhận đối với nền kinh tế, có lẽ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần công bằng hơn đối với các CTTC để CTTC có thể cạnh tranh công bằng với cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cầm đồ mà cụ thể là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế.

Thậm chí, Luật sư Trương Thanh Đức, Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) còn cho rằng, nếu so sánh với các ngân hàng thương mại, các CTTC có đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường khác biệt nên “về lâu dài cần xem xét đưa công ty tài chính ra khỏi Luật Các tổ chức tín dụng để không phải áp dụng các điều kiện, chế tài ngặt nghèo như hiện nay”.

Mai Anh

———————————————–

Vietnamnet (Tài chính) 06-9-2017:

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tai-chinh-tieu-dung-su-thua-nhan-tu-chinh-nhu-cau-thuc-te-397019.html

(81/1.085)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.370. Vực dậy sau bão số 3: Cần quyết sách mạnh mẽ...

Cần quyết sách mạnh mẽ trong hỗ trợ vốn. (TT) -  Cơn bão Yagi đã tàn...

Trích dẫn 

3.884. Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác...

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác dụng ngược ngay lập tức. (VNF) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 227,021