1.508. Luật sư đề xuất đánh thuế gửi tiền tiết kiệm

(PLĐS) – Theo ông Trương Thanh Đức, cần phải quy định thêm việc đánh thuế đối với tiền gửi nói chung, tiền gửi tiết kiệm nói riêng tại các tổ chức tín dụng khi vượt một mức nhất định.

Theo VnExpress, kiến nghị đánh thuế với các khoản lãi từ tiền gửi của cá nhân vừa được Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) đưa ra với Bộ Tài chính tại Hội thảo lấy ý kiến sửa 5 Luật do VCCI tổ chức mới đây.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng thu nhập từ tiết kiệm mà tới vài trăm triệu đồng nên gọi là đầu tư và phải nộp thuế thu nhập.

Theo ông Đức, cần phải quy định thêm việc đánh thuế đối với tiền gửi nói chung, tiền gửi tiết kiệm nói riêng tại các tổ chức tín dụng khi vượt một mức nhất định. Ví dụ theo ông, nếu thu nhập từ lãi tiết kiệm cao hơn hai lần mức thuế khởi điểm (tính theo năm) của thu nhập cá nhân tính thuế.

Theo quy định hiện nay, mức thuế khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (tính theo năm) là 108 triệu đồng. Như vậy, nếu một khoản lãi từ tiền gửi tiết kiệm của một cá nhân tới hơn 200 triệu đồng, theo Luật sư Trương Thanh Đức, cần phải vào diện nộp thuế.

“Lâu nay chúng ta đã quá yêu chiều ngành ngân hàng. Nhiều người thu nhập từ tiết kiệm ngân hàng tới hai trăm triệu đồng thì như vậy phải gọi là đầu tư rồi”, ông Đức nói.

Hiện gửi tiết kiệm tại ngân hàng đang được xem là một trong những kênh giúp “tiền đẻ ra tiền” an toàn và hiệu quả của người dân. Lãi suất huy động kỳ hạn một năm hiện khoảng 6-7% một năm. Để thu về khoản lãi 200 triệu đồng một năm từ tiền tiết kiệm, khách hàng phải mở sổ giá trị khoảng gần 3 tỷ đồng.

Theo quy định hiện nay, chỉ thu nhập từ lãi tiền gửi của công ty, doanh nghiệp mới bị tính thuế thu nhập.

Còn nhớ năm 2013,  một hiệp hội bất động sản  của một địa phương có văn bản gửi lên Chính phủ và các bộ, ngành. Văn bản đề xuất một nội dung đáng quan tâm: Đề nghị đánh thuế thu nhập vào những khoản tiền của nhân dân gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng trở lên, nhằm chuyển hướng dòng tiền vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên sau đó  nhiều người đã phản ứng gay gắt vì cho rằng nếu đánh thuế thêm cả tiền gửi tiết kiệm thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng, khiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng khó khăn hơn. Chưa kể gửi tiết kiệm hiện nay khó có thể coi là kênh đầu tư tốt vì lãi suất gửi tiết kiệm thực tế chỉ bù lại được khoản trượt giá hằng năm, báo TTO cho biết.

Sau đó Tiền phong đưa thông tin, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, chưa đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi ngân hàng vì đây là nguồn lực để phục vụ sự đầu tư phát triển đất nước.

Với lãi tiền gửi ngân hàng, hiện nay không thu thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích mọi người dân tiết kiệm chi tiêu, dành tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn lực to lớn phục vụ sự đầu tư phát triển của đất nước. Do vậy đây là khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Theo Minh Anh (tổng hợp) – PL&DS

——————

Pháp luật & Dân sinh (Tài chính) 15-9-2017:

http://phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn/luat-su-de-xuat-danh-thue-gui-tien-tiet-kiem-9600.htm

(271/652)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,918