1.517. Chuẩn hóa cho vay tiêu dùng: Chặt trước để tránh hậu quả sau

(KT&DT) – Quy định công ty tài chính chỉ được cho vay tiêu dùng tối đa 100 triệu đồng, đồng thời phải thực hiện một loạt quy định nghiêm ngặt về hợp đồng, trao đổi với khách hàng theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được đánh giá là kịp thời trước diễn biến thị trường sôi động vào năm 2017.

Hạn mức đã phù hợp với nhu cầu

Chủ đại lý một cửa hàng xe máy tại Hà Đông cho biết, năm 2016, công ty anh hợp tác với 2 – 3 công ty tài chính lớn để tài trợ cho các khách hàng mua xe trả góp. Nếu không bán hàng theo hình thức này, doanh số chắc chắn không thể cạnh tranh với các cửa hàng khác. Tuy nhiên, việc cho vay dạng này chưa được quản lý chặt chẽ, cụ thể là công ty tài chính và khách hàng không có hợp đồng, chủ yếu là có chứng minh Nhân dân bản gốc và ký sổ của đại lý. Trong trường hợp có khiếu kiện xảy ra do người mua không trả được tiền hoặc công ty tài chính cho vay vào các mục đích khác, hầu như khó có thể kiểm soát.

Khách hành tham khảo thông tin mặt hàng có hỗ trợ trả góp, vay tiêu dùng tại hệ thống Thế giới Di động. Ảnh: Phạm Hùng

Việc bùng nổ dư nợ tín dụng của các công ty tài chính năm qua cũng không loại trừ các khách hàng cá nhân vay tiền không nhằm mục đích tiêu dùng mà để đầu tư kinh doanh… Kiểm soát nợ xấu trong những trường hợp này không đơn giản, và nguy cơ gây ra phản ứng dây chuyền là có bởi không ít công ty tài chính là công ty con của ngân hàng. Cũng có những lo ngại về việc ngân hàng rót vốn qua công ty tài chính để tài trợ vốn cho các đối tượng không đúng quy định và cạnh tranh không lành mạnh. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI cho rằng, đây là một lĩnh vực có tiềm năng và sẽ rất sôi động nhưng hành lang pháp lý còn khá mỏng.

Theo ông Đức, so với dự thảo trước đây, quy định hạn mức cho vay tiêu dùng tối đa chỉ 10 triệu đồng thì mức 100 triệu đồng được coi là hợp lý. Nếu hạn mức quá thấp, sẽ không đáp ứng được nhu cầu tín dụng tiêu dùng ngày một gia tăng, kéo theo người vay sẽ tìm đến tín dụng đen. Trong khi nếu cho vay hạn mức cao sẽ rủi ro cho cả khách hàng và công ty tài chính do khả năng trả nợ. Do hình thức cho vay này khá đặc thù, chủ yếu dựa trên tín chấp, không có tài sản đảm bảo nên có độ rủi ro cao hơn so với các hình thức tín dụng thông thường.

Tự do lãi suất song vẫn phải đảm bảo an toàn

Tại Công ty tài chính Home Credit Việt Nam, số hợp đồng vay tiền mặt phổ biến từ 30 – 50 triệu đồng, chiếm 71% tổng số hợp đồng, còn dưới 10 triệu đồng chỉ chiếm 10%. Liên quan đến nghĩa vụ minh bạch, bà Vương Thủy Tiên – thành viên HĐTV Home Credit Việt Nam cho rằng: “Thông tư của NHNN về hoạt động của công ty tài chính có quy định rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch của công ty tài chính và những thông tin mà công ty tài chính cần cung cấp cho người tiêu dùng khi cấp khoản vay/ký kết hợp đồng là một đổi mới quan trọng, góp phần lành mạnh hóa thị trường tín dụng tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của người vay”.

Lãi suất cho vay cũng được NHNN đưa ra theo hướng linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn tránh những tranh chấp phát sinh. Cụ thể, mức lãi suất cho vay tiêu dùng do công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, với các khoản dư nợ gốc quá hạn do công ty tài chính thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn. Trường hợp không trả lãi tiền vay đúng hạn, khách hàng phải trả cho công ty tài chính tiền lãi đối với số lãi tiền vay chậm trả theo mức lãi suất do công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số lãi tiền vay chậm trả trong thời gian chậm trả.

Tín dụng tiêu dùng rất quan trọng cho tăng trưởng GDP của một quốc gia. Tại Việt Nam, lĩnh vực vay tiêu dùng còn nhiều tiềm năng khi dư nợ mới chiếm 10%, trong khi với các nước phát triển là 20 – 30%. Với việc chính thức ra đời hành lang pháp lý cho lĩnh vực này, thị trường tài chính tiêu dùng và sự liên thông với tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ mạnh mẽ trong năm 2017. Đặc biệt khi hàng loạt ngân hàng đã đầu tư lớn cho các công ty tài chính. Sự tăng trưởng ngoạn mục của các công ty tài chính và lợi nhuận hợp nhất với ngân hàng mẹ có thể là lý do nguồn lực lớn từ các ngân hàng chảy vào đây.

Năm 2017 là năm bản lề với việc hàng loạt ngân hàng nhảy vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng bằng cách thành lập các công ty tài chính. Diễn biến này cần khuyến khích nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ.

Chuyên gia kinh tế

Vũ Đình Ánh

THẢO NGUYÊN

——————–

Kinh tế & Đô thị (Kinh tế) 16-02-2017:

http://www.kinhtedothi.vn/chuan-hoa-cho-vay-tieu-dung-chat-truoc-de-tranh-hau-qua-sau-280533.html

(157/1.016)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,939