(VTV1) – Về câu chuyện chưa từng có tiền lệ này đang có rất nhiều luồng ý kiến. 1 chuyên gia quảng cáo có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài cho rằng, trách nhiệm thuộc về bên thứ 3, tức là đơn vị đứng ra đại diện cho YouTube ký hợp đồng quảng cáo với DN. Bởi nó phụ thuộc vào điều khoản thỏa thuận giữa Công ty quảng cáo với Youtube. Nếu có nhiều tiêu chí đặt ra với Youtube thì giá quảng cáo không hề rẻ.
Còn các Doanh nghiệp quảng cáo họ nói gì ? Trong 1 công văn giải trình Bộ Thông tin và Truyền thông, 1 Doanh nghiệp xin được giấu tên cho biết: “Đây là sự cố rất đáng tiếc, ngoài ý muốn và sự kiểm soát của chúng tôi. Việc clip quảng cáo xuất hiện cùng với clip xấu và độc hại nếu có chúng tôi không được biết và thông báo. Việc này phụ thuộc vào thuận toán của Youtube và do Youtube kiểm soát tính năng và sử dụng”
Chiều ngày 3/3 vừa qua, Zing.vn dẫn lời 1 đại diện của YouTube cho biết “YouTube sẽ hồi đáp các yêu cầu hợp pháp về việc gỡ bỏ các video có nội dung vi phạm luật pháp địa phương. Trong tất cả các trường hợp, YouTube sẽ hạn chế quyền truy cập vào một video sau khi xem xét kỹ lưỡng và kết luận yêu cầu gỡ bỏ đó phù hợp với ngôn ngữ và tinh thần luật pháp địa phương”. Hết lời trích.
Thực sự đây là những vấn đề không chỉ là chưa có tiền lệ, mà rất khó để có những giải pháp thấu đáo. Một vấn đề không chỉ đặt ra với VN, mà tất cả các quốc gia có chủ quyền đều đang đau đầu với câu hỏi: Làm thế nào để quản lý các dịch vụ xuyên biên giới trên nền tảng Internet.
Chúng ta sẽ cùng bình luận vấn đề này với Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI
+ Thưa Luật sư, với những gì mà Ông quan sát được đến thời điểm này, lỗi đang thuộc về ai thưa Ông ?
+ Về vấn đề này, có nhiều người còn lập luận 1 cách rất nặng nề, đó là Youtube không những vi phạm pháp luật VN khi để người dùng đăng tải thông tin xấu mà còn cổ xúy cho hành động này bằng cách cho họ có quyền kiếm tiền quảng cáo từ những video có nội dung xấu này. Ông nghĩ như thế nào về cách lập luận này ?
Thưa quý vị và các bạn, hiện nay Youtube cũng như nhiều Mạng xã hội khác đang xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung bằng cách, chính người sử dụng báo cáo sai phạm cho Youtube, mà ở đây họ dùng từ report. Sau đó Youtube sẽ xử lý người đưa thông tin lên mạng. Tuy nhiên đó chắc chắn không phải là cách xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước. Tôi không thể nào chạy theo Anh để báo cáo Anh, cái này cái kia vi phạm. Quản lý Nhà nước là tôi vạch ra 1 cái khung, và Anh là người cung cấp dịch vụ, Anh phải tuân thủ cái khung pháp lý do tôi đặt ra. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe lại Quản lý Nhà nước của VN, ở đây là 2 Bộ, Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, họ nói gì về những sai phạm này
Thưa quý vị và các bạn, theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam năm 2015 có giá trị khoảng hơn 7.000 tỉ đồng, thì trong đó Facebook kiếm được hơn 3.000 tỉ đồng; Google kiếm khoảng 2.200 tỉ đồng và tất nhiên trong đó có phần đóng góp từ YouTube.
+ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, Ông có nghĩ rằng Youtube hay Facebook, họ đã kiếm quá nhiều tiền từ người dùng, những họ chưa đầu tư trở lại đúng mức về mặt kỹ thuật để phục vụ người dùng tốt hơn hoặc ít nhất cũng phải tuân thủ pháp luật nước sở tại ?
————-
BTV Quang Minh trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức trực tiếp 22h ngày 06-3-2017 tại Trường quay S1 VTV1, 43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
- Thưa Luật sư, với những gì mà Ông quan sát được đến thời điểm này, lỗi đang thuộc về ai thưa Ông ?
1.1. Đương nhiên lỗi chủ yếu về thể hiện & liên kết trình bày quảng cáo là của YouTube.
1.2. Tuy nhiên, tôi cho rằng nói là trách nhiệm thì đúng hơn. Còn lỗi thì không thật sự rõ trong trường hợp này. Vì nếu rõ thì cứ luật mà phạt, mà xử lý, chứ không cần bàn cãi.
1.3. Thường những vấn đề mới như thế này thì khi đã phát sinh trục trặc rồi mới biết và tìm cách giải quyết.
- Về vấn đề này, có nhiều người còn lập luận 1 cách rất nặng nề, đó là Youtube không những vi phạm pháp luật VN khi để người dùng đăng tải thông tin xấu mà còn cổ xúy cho hành động này bằng cách cho họ có quyền kiếm tiền quảng cáo từ những video có nội dung xấu này. Ông nghĩ như thế nào về cách lập luận này?
2.1. Nhìn nhận một cách thật khách quan thì không hẳn thế.
2.2. Nếu là DN tại Việt Nam cung cấp dịch vụ mạng thì đã có quy định rất rõ tại Luật CNTT 2006. Trong đó có những điều cấm cụ thể. Nếu DN cung câp dịch vụ quảng cáo và DN quảng cáo ở Việt Nam thì Luật QC 2012.
2.3. Nếu là DN nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam thì cũng phải tuân thủ như vậy. Nhưng, đây là cung cấp dịch vụ xuyên biên giới qua mạng, không xác định được đâu là biên giới, lãnh thổ.
- Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, Ông có nghĩ rằng Youtube hay Facebook, họ đã kiếm quá nhiều tiền từ người dùng, những họ chưa đầu tư trở lại đúng mức về mặt kỹ thuật để phục vụ người dùng tốt hơn hoặc ít nhất cũng phải tuân thủ pháp luật nước sở tại ?
3.1. Có thể đúng 1 phần nào. Nhưng công bằng mà xét thì thấy họ đã đầu tư nhiều & quan tâm kiểm soát chứ không phải là buông lỏng. Họ đang phục vụ khách hàng Việt Nam, nên chắc chắn phải quan tâm đến tuân thủ luật pháp.
3.2. Tuy nhiên có sự xung đột pháp luật nhất định. Có thể PL Việt Nam là vi phạm nhưng pháp luật của nhà cung ứng dịch vụ không và ngược lại. Pháp luật VN không trực tiếp điều chỉnh được dịch vụ mạng ở nước ngoài. Vì vậy, cần phải có sự hợp tác, phối hợp rất chặt chẽ giữa các bên để xử lý.
3.3. Nếu người sử dụng, người quảng cáo và CQNN phản ứng trước việc trái luật thì đương nhiên họ buộc phải hành động để vì lợi ích của chính họ. Điều đó cũng gần như trùng khớp với yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam.
——————
Xem Video clip tại đây:
http://vtv.vn/video/van-de-hom-nay-06-3-2017-207663.htm
https://www.facebook.com/Th%E1%BB%9Di-s%E1%BB%B1-VTV1-1052532011532976/?fref=ts
—————
VTV1 (Vấn đề hôm nay) trực tiếp 22h10 ngày 06-3-2017: