1.646. Luật phòng chống tác hại của rượu bia liệu có khả thi?

(VOV GT) – Theo dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia mới nhất, Bộ Y tế quy định hàng loạt biện pháp cấm đoán như cấm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm v.v…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mới đây, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Tọa đàm góp ý về xây dựng Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và nhận được nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về sự cần thiết xây dựng dự án Luật này, cũng như sự tác động của Luật đến đời sống xã hội nếu được ban hành.

Bàn về tính khả thi của những quy định này, anh Lưu Lê Hoàng, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội bày tỏ quan điểm:

Những việc đấy chỉ tác dụng một phần nào rất nhỏ đến nhu cầu uống bia rượu của người dân Việt Nam vì từ trước đến giờ người dân Việt Nam sử dụng bia rượu rất nhiều. Cấm hình thức này thì họ sử dụng bằng 1 hình thức khác. Nên là những việc cấm như vậy chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến việc tiêu thụ thôi. Theo đánh giá của tôi thì không ảnh hưởng nhiều lắm đến sự tiêu thụ của người dân.

Đồng tình với quan điểm này, theo ông Nguyễn Văn Việt – chủ tịch Hiệp hội Bia rượu – nước giải khát VN (VBA), cho rằng, những quy định định này khó khả thi bởi hiện nay cũng đã nhiều văn bản từ luật đến các thông tư hướng dẫn có các quy định liên quan đến quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia song vẫn chưa đưa vào thực hiện một cách hiệu quả.

Ảnh minh họa

Vậy liệu việc cấm các hoạt động tài trợ có làm giảm đi mức độ phổ biến của loại hàng hóa đặc biệt này hay không? Trả lời câu hỏi này, ông Việt nhận định, dự thảo đưa ra giải pháp nghiêm cấm tất cả hoạt động quảng cáo, khuyến mãi cũng như thực hiện những hoạt động tài trợ với các sản phẩm rượu bia là không phù hợp.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, các đề xuất của dự luật không ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rượu bia mà ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cấm quảng cáo rượu bia hay cấm các hoạt động tài trợ không mang lại hiệu quả mà chỉ ảnh hưởng và hạn chế khả năng đưa sản phẩm, giới thiệu tác dụng của sản phẩm đến người tiêu dùng. Ông Việt cho biết kinh nghiệm của nhiều quốc gia là việc cấm quảng cáo không có tác dụng giảm mức tiêu thụ. Nhiều nước cấm rượu mạnh, còn với bia và rượu nhẹ chỉ hạn chế về thời gian, địa điểm và nội dung quảng cáo.

Các chương trình tài trợ bia trên thế giới người ta vẫn làm. Bây giờ mình đưa vào việc cấm thì nó sẽ có những ảnh hưởng như là ngành quảng cáo sẽ ảnh hưởng. Nếu như bây giờ cứ cấm đoán, nếu đưa ra rồi mà không thực hiện được thì sẽ mất nghiêm. Thứ 2 nữa là bây giờ người ta quảng cáo để người dân biết và định vị xem đây là sản phẩm của ai, như thế nào chứ bây giờ cấm như thế thì biết loại nào dở, loại nào tốt. Cái này cần phải xem xét.

Để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu bia và những tác hại của nó, nhiều chuyên gia đề xuất chỉ nên cấm quảng cáo một số sản phẩm thực sự có độ cồn cao. Đồng thời cấm những quảng cáo sử dụng đồ uống có cồn gắn với hành động bạo lực, điều khiển phương tiện giao thông và cấm những hành vi gia tăng việc lạm dụng rượu bia. Còn lại thì phải cho quảng cáo để gợi ý, khuyến khích người dân sử dựng đồ uống có cồn rõ nguồn gốc, chất lượng.

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, không thể nói rượu, bia là thức uống độc hại, mà một mặt nào đó còn bổ dưỡng và được nhiều người ưa thích. Rượu bia chỉ được coi là độc hại khi người dùng lạm dụng nó, mà không phải rượu bia mà bất cứ thứ gì mà lạm dụng quá cũng đều không tốt. Nếu phải dùng Luật để phòng chống thì coi nó độc hại ngang ngửa với ma túy, thuốc lá. Vậy nên cần xem xét rượu bia có độc hại hay không và có thì ở mức nào và đã đến mức cần thiết để điều chỉnh ngành nghề này hay không, trong khi đây là ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế và mặt hàng này cũng đang chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật khác nhau, như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật An toàn thực phẩm, Luật Quảng cáo, thậm chí cả Bộ luật hình sự… Luật sư Trương Thanh Đức cho biết:

Quan trọng nhất là quản lý được chất lượng của nó, sản xuất đúng quy trình, phân phối thế nào đấy tránh bị hàng giả, hàng kém chất lượng, thứ 2 là tuyên truyền tác động đến nhận thức của mọi người là kể cả thuốc bổ nếu lạm dụng thì cũng sẽ nguy hiểm. Thì rượu bia đương nhiên là cần phải nhận thức rõ hơn, nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là khi tham gia giao thông hoặc là những người có bệnh lý.

Theo nhiều chuyên gia, các đề xuất trong Bản dự thảo mới nhất của Luật phòng chống tác hại của rượu bia không tập trung vào các yếu tố dẫn đến việc lạm dụng đồ uống có cồn, mà chỉ tập trung các chính sách nhằm hạn chế nguồn cung và hạn chế nhu cầu sử dụng rượu bia, như vậy luật sẽ không có tác dụng điều chỉnh, tăng cường hành vi uống có trách nhiệm mà dẫn đến một số tác động đối với người lao động và gia tăng tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả.

Tác giả: Kênh VOVGT Quốc gia

—————-

VOV GT (Đường tin) 12-5-2017:

http://vovgiaothong.vn/tin-tuc/Duong-tin/4522/Luat-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-lieu-co-kha-thi

 (257/1.065)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.359. Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại...

Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại lo siết (TN) - Bộ Tài...

Trích dẫn 

3.844. Làm thế nào để nhận bồi thường bảo...

(NĐT) Làm thế nào để nhận bồi thường bảo hiểm do bão Yagi? (NĐT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 222,670