1.744. Cầm cố, thế chấp sổ BHXH: Nhiều rủi ro!

(BHXH) – Chiều 7/2, tại Hà Nội, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Toạ đàm “Giao sổ BHXH cho NLĐ: Quyền lợi và những vấn đề đặt ra”. Tại tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu và Luật sư Trương Thanh Đức- Công ty Luật ANVI đều nhận định việc cầm cố, thế chấp sổ BHXH dễ gặp nhiều rủi ro…

Thông tin tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cho biết, trên sổ BHXH thể hiện thông tin về thân nhân và quá trình đóng BHXH của NLĐ. Vì vậy, khi NLĐ tự giữ sổ BHXH sẽ giám sát được việc người SDLĐ có đóng nộp BHXH cho mình hay không; nếu phát hiện sổ ghi chưa đúng hoặc ghi thiếu các thông tin về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính….), diễn biến quá trình đóng BHXH (chức danh nghề công việc, cấp bậc, chức vụ, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, tỉ lệ đóng BHXH) thì kịp thời phản ánh lại với người SDLĐ và cơ quan BHXH để điều chỉnh, bổ sung.

Cũng theo ông Trần Đình Liệu, việc trả sổ BHXH cho NLĐ quản lý còn giúp giảm chi phí, thời gian cho DN trong khâu quản lý sổ BHXH. Trước khi bàn giao sổ BHXH, cơ quan BHXH các cấp cùng với chủ SDLĐ rà soát lại số lượng lao động, số lượng sổ BHXH đã được cấp và tình trạng của sổ BHXH, nếu thấy sổ BHXH bị rách, hỏng, bị mất tờ rời sổ BHXH, sẽ tiến hành cấp lại…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại BHXH một số địa phương như: Phú Yên, Vĩnh Long, Đồng Nai, TP.HCM… đã xảy ra tình trạng một số NLĐ đem sổ BHXH đi cầm cố tại các hiệu cầm đồ, ngân hàng; sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH mới, có khả năng gây nên nhiều hệ lụy.

Ông Liệu cũng nhấn mạnh, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn không quy định việc cầm cố, thế chấp sổ BHXH. Việc cầm cố sổ BHXH là quan hệ dân sự giữa NLĐ và cá nhân, tổ chức nhận cầm cố sổ BHXH. Mặt khác, sổ BHXH để ghi, xác nhận quá trình tham gia BHXH, BH thất nghiệp của NLĐ và chỉ có giá trị khi NLĐ xuất trình sổ BHXH, đủ điều kiện hưởng các chế độ và trong dữ liệu có quá trình tham gia BHXH, BH thất nghiệp, thì cơ quan BHXH mới giải quyết, chi trả chế độ. Đặc biệt, Luật BHXH quy định chỉ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp mất, hỏng. “Điều 317, Bộ luật Dân sự năm 2015 về thế chấp tài sản nêu rõ, thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc thế chấp tài sản hợp pháp là khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Do vậy, việc thế chấp sổ BHXH có thể phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, khiến các bên gặp những rủi ro nhất định, không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan, mà còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội”- ông Liệu phân tích.

Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, pháp luật đã quy định rất rõ, sổ BHXH thể hiện rõ nhân thân và gắn với quá trình tham gia BHXH, nên không thể định giá được. Việc NLĐ cầm cố sổ BHXH gây ảnh hưởng đến mục tiêu ASXH, nên Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo không được phép nhận sổ BHXH cầm cố. Cũng theo ông Đức, ngân hàng nào đã nhận thế chấp sổ BHXH thì phải chấp nhận rủi ro và không thể yêu cầu cơ quan BHXH phải phối hợp trong việc cấp và chi trả chế độ…

Nguyệt Hà

————————-

Bảo hiểm xã hội (Vấn đề bạn đọc quan tâm) 08-02-2018:

http://baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi-tiet-cam-co-the-chap-so-bhxh-nhieu-rui-ro-f608b343.aspx

(106/697)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,907