1.759. ‘Không gây thiệt hại cho Sacombank’, ông Trầm Bê có thể bị truy tố vì tội gì?

(VNB) – Tuy không gây thiệt hại cho Sacombank, BIDV, TPBank nhưng những cá nhân liên quan của các ngân hàng này hoàn toàn có thể bị truy tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do gây hậu quả nghiêm trọng hàng nghìn tỷ đồng cho VNCB.  

 

Không gây thiệt hại cho Sacombank, Trầm Bê có thể bị truy tố vì tội gì?

Liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 Ngân hàng gồm TPBank, Sacombank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng (VNCB), ngày 31/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đồng thời, ra lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can. Trong đó có bị can Trầm Bê, sinh năm 1959, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Sacombank; bị can Phan Huy Khang, sinh năm 1973, nguyên Tổng Giám đốc Sacombank.

Trước đó, theo bản kết luận điều tra của Bộ Công an ngày 6/7, các cá nhân tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV mặc dù đã có phát sinh sai phạm trong quá trình cấp tín dụng, cho vay nhưng lại không gây thiệt hại cho chính các ngân hàng và chưa thu thập đủ tài liệu, chứng cứ để xác minh tội danh.

Trao đổi với VietnamBiz, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, mặc dù không gây thiệt hại cho chính các ngân hàng tại nơi họ làm việc nhưng Trầm Bê, Phan Huy Khang,… lại gây thiệt hại đến hàng nghìn tỷ đồng tại VNCB. Do vậy, hoàn toàn có thể bị truy tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với hậu quả đó.

Ông cũng chia sẻ, trước vụ án Trầm Bê – Phạm Công Danh, đại án Huyền Như là một trong những trường hợp điển hình cho việc cán bộ, nhân viên vi phạm quy trình hoạt động tại VietinBank nhưng bị truy tố vì gây thiệt hại cho hàng loạt các ngân hàng khác.

“Đối với hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, án phạt tối đa 20 năm tù. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm liên đới tới toàn bộ phần thiệt hại đã gây ra” – ông cho biết.

Thống kê những thiệt hại của VNCB

1. Dùng tiền gửi của VNCB để đảm bảo cho khoản vay 1.800 tỷ đồng của 6 công ty liên quan đến Phạm Công Danh tại Sacombank: 1.835 tỷ đồng.

2. Bảo lãnh cho 11 công ty vay vốn (1.666,8 tỷ đồng) tại TPBank, VNCB đã thiệt hại 1.740 tỷ đồng.

3. Bảo lãnh cho 12 công ty vay 4.700 tỷ tại BIDV, VNCB đã thiệt hại 2.550 tỷ đồng.

Trúc Minh


VietNamBiz (Ngân hàng) 02-8-2017:

http://vietnambiz.vn/khong-gay-thiet-hai-cho-sacombank-ong-tram-be-co-the-bi-truy-to-vi-toi-gi-28132.htmlA

(192/572)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.735. 'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng...

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.284. Chi tiết về khoản nợ xấu ở Sacombank có...

(TT) - Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 208,781