1.848. Cà Mau ra quy chế hạn chế quyền tác nghiệp của nhà báo

(TT) – Quy chế phát ngôn do Cà Mau ban hành có quy định nhà báo, phóng viên không được trích dẫn ý kiến đại biểu trong hội nghị đã gây phản ứng bởi nội dung này hạn chế quyền tác nghiệp của nhà báo.

Cà Mau ra quy chế hạn chế quyền tác nghiệp của nhà báo - Ảnh 1.

Ngày 29-9, ông Thân Đức Hưởng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Không được trích dẫn ý kiến đại biểu trong hội nghị?

Theo điều I, quy chế này áp dụng đối với người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

Tuy nhiên, tại điều II quy chế lại nêu đối tượng áp dụng là “các cơ quan báo chí, nhà báo và các tổ chức, cá nhân hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Gây tranh cãi nhất là tại khoản 3, điều 9 của Quy chế phát ngôn này với nội dung: “Nhà báo, phóng viên không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để thông tin trên báo chí hoặc chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu“.

Điều này có thể hiểu, ở các hội nghị, hội thảo… dù có công khai thì nhà báo tham dự cũng không được trách dẫn để truyền tải các ý kiến này trên các ấn phẩm của mình, nếu không được đồng ý của người phát biểu?

Được sự ủy quyền của lãnh đạo UBND tỉnh, trao đổi với Tuổi Trẻ về quy chế trên, ông Nguyễn Văn Đen – Phó giám đốc Sở Thông tin và tuyền thông

Ông Đen cho biết, sở dĩ quy chế ghi đối tượng áp dụng là các cơ quan báo chí, nhà báo hoạt động trên địa bàn tỉnh vì thời gian qua, một số cơ quan báo chí thông tin về Cà Mau đã có những thông tin chưa chuẩn xác.

Một số cơ quan chức năng phát ngôn không kịp thời và cung cấp thông tin cho báo chí không rõ ràng nên dẫn đến việc các báo đưa theo nguồn không chính thống, dẫn đến những sai sót không đáng có.

“Cho nên Sở nghiên cứu quy định nội dung, phạm vi áp dụng cho rộng ra để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phóng viên tác nghiệp”, ông Đen cho biết.

Theo ông Đen, Sở Thông tin và tuyền thông Cà Mau có xin ý kiên Ban Tuyên giáo, xin ý kiến Tỉnh ủy, mở rộng các đối tượng như vậy có phù hợp không, thì được Tỉnh ủy đồng ý.

Do.. “nhầm lẫn”!

Về quy định “…không được dùng ý kiến tại hội thảo, hội nghị, hội thảo, gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để thông tin trên báo chí…“, ông Đen thừa nhận: Đúng là sau khi nghe phản hồi thông tin, quan trao đổi, chúng tôi có nghiên cứu lại, đúng là việc đặt câu chữ có thể gây hiểu lầm.

Ông Đen giải thích: Sở dĩ đưa vào nội dung này vì trong thời gian qua có vài trường hợp phản ánh có những buổi anh em trao đổi ngoài lề, trao đổi riêng nhưng anh em báo chí vẫn đưa, thậm chí cũng đưa không hết ý nên có thể gây hiểu nhầm.

“Ý mình muốn đưa vào quy định để nhắc anh phóng viên lưu ý các ý kiến của người phát biểu, chứ không phải đưa vào quy định nhằm hạn chế tác nghiệp của các phóng viên báo chí… Có thể trong diễn giải, diễn đạt, ý đồ không rõ cho nên dẫn đến gây hiểu nhầm.

Chúng tôi sẽ tiếp thu, nghiên cứu, xem xét để thấy anh em phản ánh quy định như vậy là cản trở tác nghiệp của phóng viên thì tôi sẵn sàng kiến nghị lãnh đạo tỉnh xem xét sửa đổi cho phù hợp”, ông Đen cho biết.

Ông Đen cũng nói sẽ tham mưu với giám đốc Sở Thông tin và truyền thông kiến nghị UBND tỉnh để có sửa đổi sớm, hoặc có văn bản đính chính nội dung này.

Văn bản trái luật cần phải thu hồi

Theo luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư TP Hà Nội), khoản 3 điều 9 quy chế quy định nhà báo không được trích đăng ý kiến phát biểu của đại biểu trong hội nghị khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu là trái với luật Báo chí.

Khoản 3 điều 40 luật Báo chí 2016 chỉ quy định những phát biểu bên lề của đại biểu nếu được báo chí khai thác thì phải nhận được sự đồng ý của đại biểu.

Trong khi đó, Quy chế của tỉnh Cà Mau lại quy định báo chí tham dự cuộc họp do tỉnh này (và các cơ quan ban ngành của tỉnh này thực hiện) thì không được trích đăng ý kiến trong hội nghị, nói cách khác, việc sử dụng ý kiến, tường thuật về phiên họp là nhà báo không được phép, vi phạm nghiêm trọng luật Báo chí cũng như quyền và nghĩa vụ của báo chí.

Cụ thể, quy chế đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của báo chí và hạn chế luôn nghĩa vụ cung cấp thông tin của báo chí đối với bạn đọc.

Do đó, quy chế của tỉnh Cà Mau nếu là nhầm lẫn, sơ sót thì có thể sửa chữa cho phù hợp với quy định của luật và các văn bản dưới luật. Còn nếu không phải là nhầm lẫn thì cần phải thu hồi và hủy ngay lập tức văn bản này.

——————

Tuổi trẻ (Pháp luật) 12-10-2017:

http://tuoitre.vn/ca-mau-ra-quy-che-han-che-quyen-tac-nghiep-cua-nha-bao-20171012111300022.htm

(257/1.026)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,283